Công cụ Truyền thông xã hội (Social Media)

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TP. HCM (Trang 68 - 73)

8. Bố cục của luận văn thạc sĩ.

2.1.1.4. Công cụ Truyền thông xã hội (Social Media)

Thực trạng công cụ mạng xã hội phổ biến

Tính đến thời điểm tháng 01, 2020 tại Việt Nam mạng xã hội Facebook vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong các mạng xã hội hiện hành với 90%, tiếp đến là nền tảng youtube với 89% và một công cụ trong nước nhận được sự tín nhiệm của người Việt là Zalo với 74%, xếp liền sau đó là Facebook Messenger với cùng tỷ số phần trăm 74%.

Hình số 2. 3 Công cụ mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam trong 2019. Nguồn: Digital Vietnam 2029, Hootsuite

Mạng xã hội phổ biến sẽ tùy thuộc vào người dùng ở mỗi quốc gia và thể chế chính trị ở quốc gia đó quy định. Ví dụ: tại Trung Quốc mạng xã hội Weibo đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Doujin… hay tại Hàn Quốc có Kakao Talk, Cyworld… Tuy nhiên theo bảng xếp hạng của Similar Website và Alexa Facebook, Twitter, Youtube, Instagram có lượng người truy cập và sử dụng lớn nhất toàn cầu.

Thực trạng đối tượng khách hàng sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam.

Theo báo cáo củaQ&Me Online Market Research về Zalo và Facebook tại Việt Nam, 2017 thì đối tượng sử dụng mạng xã hội facebook ở độ tuổi 25 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 34.5% (nữ giới 18.0%, nam giới 16.5%), đối tượng đứng ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là 18 – 24 tuổi 26.2%, 35 – 44 tuổi 16.6%. Trên nền tảng social cũng là kênh được nhiều người bàn tán về các chủ đề du lịch và tìm kiếm thông tin những địa điểm mới, đẹp, những món ăn ngon địa phương…

Cũng trong báo cáo này cho thấy có 45% người sử dụng zalo phục vụ cho công việc, trong khi đó facebook messenger chỉ chiếm 37%. Tuy nhiên, ngoài công việc thì Facebook lại chiếm ưu thế vượt trội khi đạt đến 84% ngược lại zalo chỉ chiếm 68%. Bên cạnh đó mục đích sử dụng mạng xã hội để mua sản phẩm/ dịch vụ thì người dùng ưu tiên nền tảng facebook hơn khi chỉ số thể hiện sự chênh lệch khá lớn (Facebook 54%, Zalo 20%). Theo Q&Me Online Market Research, Zalo & Facebook in Vietnam, 2017.

Các nội dung về bí kíp du lịch, bí quyết chụp ảnh, địa điểm chụp hình đẹp, các bộ ảnh du lịch đẹp, tổng hợp địa điểm ăn uống, giới thiệu điểm du lịch hấp dẫn là năm chủ đề về du lịch thu hút khách du lịch nhất trên mạng xã hội. Theo SocialHeat, 2016, Xu hướng du lịch qua phân tích trên Social Media.

Ngày càng có nhiều kênh youtube về du lịch do các nhân vật tự khởi và tạo được sự thành công trong quảng bá danh lam thắng cảnh và du lịch tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Đồng thời, tại khu vực Đông Nam Á, là nơi hội tụ những “fan” cuồng youtube và lượng người xem trên kênh youtube có chỉ số chuyển đổi chất lượng khi họ dành mỗi tuần 10 giờ cho việc xem các video và chỉ số này ngày càng gia tăng.

Thực trạng doanh nghiệp thực hiện marketing trên mạng xã hội tại Tp. HCM

Dựa trên số liệu truy xuất từ Similar Website và Fanpage Karma năm 2020 trong 30 doanh nghiệp lớn trong mỗi ngành Lưu trú, Lữ hành, Vận chuyển, Vui chơi giải trí, ẩm thực, thương mại tại Tp HCM cho thấy 100% doanh nghiệp điều sử dụng nền tảng Fanpage của Facebook để thực hiện các hoạt động marketing trên mạng xã hội trực tuyến.

Riêng trong 5 trang web thuộc hạng mục khảo sát cho thấy, Facebook là đơn vị đóng góp 63% lưu lượng truy cập website trong tổng các mạng xã hội hiện nay. Vị trí thứ hai thuộc về Youtube với 25%. Trong đó, có 13% đến từ Facebook Messenger của Vietravel trên chuyên trang TMĐT. Instagram và Zalo chưa có đóng góp nhiều về lượng truy cập nên các đơn vị vẫn còn khá dè dặt bỏ chi phí cho các mạng xã hội này. Trong đó, 3 đơn vị Saigontourist, Bến Thành Tourist và TTC Hospitality sở hữu 100% lưu lượng truy cập từ social đến website là từ Fanpage của Facebook. Trong khi đó Vietravel lại có sự bố trí khá phù hợp với định hướng từng kênh, khi website vietravel.com chuyên về thương hiệu, sẽ tập trung vào các video doanh nghiệp, các hoạt động của đơn vị… dẫn đến tỷ lệ chiếm cao nhất 64.37% và facebook chỉ chiếm 35.63%. Nhưng đối với trang TMĐT của Vietravel thì 82.16% lưu lượng đến từ facebook vì các hoạt động chạy quảng cáo bán hàng, cộng với 3.79% từ Facebook Messenger nâng tổng lưu lượng truy cập đến web đạt 85.95% trên tổng lưu lượng truy cập từ các kênh. Điều này cho thấy Vietravel có độ phủ khá rộng trên các trang marketing xã hội.

Biểu đồ 2. 11 Biểu đồ Lưu lượng truy cập website từ mạng xã hội Nguồn: Học viên tổng hợp từ Similar Website, 02/2021

Trong đó, mặc dù Facebook Messenger chỉ chiếm 74% trong mức độ sử dụng tại VN. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chọn lựa Facebook messenger để thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng, bán hàng, chạy quảng cáo… bởi nó trực thuộc hệ sinh thái của tập đoàn Facebook, đồng thời là công cụ được phát minh để hỗ trợ trợ riêng cho nền tảng mạng xã hội Facebook. Tiếp đến là Zalo với tỷ trọng chỉ thấp hơn facebook messenger 5% (Zalo 89%, FBM 94%) trong số các ứng dụng gửi tin nhắn, trò chuyện tại Việt Nam. Theo Q&Me Online Market Research, Zalo & Facebook in Vietnam, 2017.

Sự chênh lệch rất rõ giữa những doanh nghiệp tập trung cho sự phát triển về marketing trên mạng xã hội trực tuyến như Vietjet, Vietravel, Saigontourist, Vietnam Airline… khi các chỉ số về lượng fan, tương tác và phát triển trang điều ổn định và ở mức cao. Cụ thể, Vietjet với tổng số hơn 2 triệu đăng ký trong đó lượt comment và lượt tương tác vô cùng cao. Chỉ số lượt tương tác cao một phần cũng được tạo ra từ các chiến dịch quảng cáo trực tuyến (bên dưới học viên có đề cập về chi phí quảng cáo của các đơn vị. Từ đó cũng nhận thấy sức mạnh của marketing Social mang lại

cho doanh nghiệp, không tạo ra dấu ấn thương hiệu trong tâm trí người dùng mà thông qua đó còn gia tăng doanh thu trực tiếp từ các hoạt động chạy quảng cáo chuyển đổi thành đơn hàng.

Hình số 2. 4 Chỉ số trên trang fanpage của các đơn vị kinh doanh du lịch tại Tp HCM

Nguồn: Fanpage Karma

Thời gian truy xuất: 23/01/2021- 19/02/2021

Quảng cáo Social Media – Facebook ads

40% đơn vị khảo sát sử dụng ngân sách từ 0 – 1,000 Euro, 40% còn lại phân bổ chi phí từ 1,000 – 10,000 Euro và chỉ có duy nhất Vietravel bỏ ra 10,000 – 50,000 Euro cho quảng cáo trên mạng xã hội, chiếm 20% trong tổng các định mức quảng cáo.

Ngoài các đơn vị khảo sát theo định hướng của bài luận văn, Học viên có thực hiện thêm việc khảo sát với 7 đơn vị khác thuộc ngành du lịch. Thông qua khảo sát cho thấy, 42% doanh nghiệp phân bổ chi phí cho quảng cáo social thấp, cao nhất chỉ 23 triệu đồng trên một tháng, 25% ở mức độ thăm dò với điểm chạm cao nhất chi phí 10,000 Euro, 33% phân bổ từ 10,000 – 100,000 Euro cho quảng cáo nhóm này xác định quảng cáo mạng xã hội là kênh bán hàng mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Thông qua số liệu dễ dàng nhìn thấy các doanh nghiệp có mức chi phí quảng cáo cao điều là doanh nghiệp lớn, bao gồm: Vietravel, Vietnam Airline, Bamboo Airline, Vietjet. Điều này cho thấy các doanh nghiệp khác còn đang loay hoay với các hoạt động quảng cáo và marketing mạng xã hội. Số liệu trang bảng thu thập phần phụ lục.

Biểu đồ 2. 12 Biểu đồ hạn mức quảng cáo mạng xã hội (Social Media) Nguồn: Học viên tổng hợp số liệu từ Fanpage Karma, 23/01 - 19/02/2021

Nhận định và đánh giá thực trạng social media

Thông qua các chỉ số về Social media có thể nhận thấy: các đơn vị trong lĩnh vực vẫn chưa chú trọng đến kênh mạng xã hội qua hình thức video như youtube hay kênh mới nổi như Tik Tok. Đa phần các doanh nghiệp điều tập trung vào kênh Facebook và Zalo để tạo các hoạt động quảng bá cho thương hiệu. Và kênh Youtube vẫn còn khá sơ sài và chỉ là nơi đăng tải những video có sẵn từ các hoạt động sản xuất nguyên liệu truyền thông, chưa có nhiều hoạt động hay chiến lược cho kênh marketing trực tuyến tiềm năng thứ nhì tại Việt Nam và trên thế giới.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TP. HCM (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)