1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp
1.2.3. Các tiêu chí về năng lực thực thi công vụ
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp con người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn. Giao tiếp trong công việc được thể hiện ở nhiều khía cạnh bao gồm giao tiếp bằng thư từ, bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng lời nói, bằng văn bản... Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, hiệu quả, có văn hóa, cần phải học hỏi nhiều điều như “Học ăn – Học nói – Học gói – Học mở”. Mỗi công chức Hội cần có tính chuyên nghiệp trong giao tiếp, qua lời nói, cử chỉ, hành động và ứng xử bởi các mối quan hệ xã hội được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp; ở một góc độ nào đó giao tiếp là sự chia sẻ thông tin và tạo dựng các mối quan hệ đặc biệt đối với cán bộ Hội, giao tiếp tốt sẽ mang đến nhiều mối quan hệ tốt, là tiền đề quan trọng cho giải quyết công việc hiệu quả, thuận lợi, hình thành nên giá trị riêng của công chức cán bộ Hội.
Kỹ năng tổ chức phong trào
Kỹ năng, nghiệp vụ của công chức Hội là yếu tố rất quan trọng. Đối với đặc điểm của công tác của tổ chức Hội. Công chức Cán bộ Hội là người thực hiện các hoạt động phong trào, thể hiện khả năng thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia tổ chức Hội; triển khai tổ chức các hoạt động Hội, thúc đẩy phụ nữ cố gắng, nỗ lực và cống hiến, tạo thành một nét đẹp văn hóa, không khí thi
đua sôi nổi. Do đó kỹ năng tổ chức phong trào của công chức cán bộ Hội là rất cần thiết nhằm tạo động lực, động viên, lôi cuốn, khuyến khích hội viên, khơi dậy tiềm năng của hội viên phụ nữ đồng thời tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong tổ chức Hội đối với mỗi thành viên. Hoạt động Hội là hoạt động quần chúng phụ nữ, mỗi cán bộ Hội phải là nòng cốt, hạt nhân của phong trào phụ nữ. Nếu kỹ năng, nghiệp vụ hạn chế sẽ ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội trong giai đoạn hiện nay, hơn nữa thường xuyên vận dụng kỹ năng này sẽ giúp công chức Hội trở nên tự tin và trưởng thành hơn, góp phần tích cực vào sự thành công của tổ chức Hội các cấp.
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các thành viên khác để hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung.
Kỹ năng làm việc nhóm còn được hiểu là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.
Trong công tác Hội thì kỹ năng làm việc nhóm chính là phải biết cách tổ chức công việc, đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Khi làm việc nhóm mỗi cá nhân cần tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các thành viên, đồng thời bản thân tự rút kinh nghiệm và đề xuất các ý tưởng mới. Mỗi cán bộ Hội cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng làm việc nhóm để triển khai các hoạt động của Hội được hiệu quả hơn, gắn kết hơn, hoàn thiện hơn bởi họ luôn phải sống trong tập thể, làm việc cùng tập thể, do đó kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Khi công chức Hội có kỹ năng sẽ biết cách tổ chức hoạt động nhóm, từ đó khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển cho mỗi cá
nhân, cho họ thấy giá trị của bản thân không ngừng được nâng cao và cở mở chia sẻ với nhau hơn về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày giúp cho hoạt động của Hội ngày càng hiệu quả và phát triển hơn.
Kỹ năng tư vấn, tuyên truyền vận động
Công chức cán bộ Hội chính là người có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng; các chính sách pháp luật của Nhà nước. Là người phổ biến quy chế, nội quy, cách thức hoạt động của tổ chức Hội tới hội viên và nhân dân. Chính vì vậy, cán bộ Hội cần có kỹ năng thuyết trình tốt. Bản thân mỗi công chức, cán bộ Hội cần rèn luyện kỹ năng này bởi khi họ trực tiếp là người thuyết trình trước hội viên, vận động hội viên và nhân dân thì họ phải là người tự tin về kỹ năng thuyết trình cũng như nội dung họ thuyết trình. Từ đó mới có sự thể hiện cản xúc sâu lắng và tạo ra sự tin cậy đối với những nội dung họ cần vận động, chia sẻ với hội viên.
Hơn thế nữa công chức Hội cần có kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho phụ nữ với chức năng là đại diện, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, mỗi khi phụ nữ gặp khó khăn, vướng mắc cần sự hỗ trợ của cán bộ Hội.
Kỹ năng phân tích, đánh giá tổng hợp
Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác tổ chức Hội; để thực hiện và triển khai các chương trình hành động của cấp trên đề ra. Công chức Hội cần phải có những nhận định, những phân tích, đánh giá làm sao triển khai thống nhất cụ thể hành động của cấp trên tuy nhiên cần bám sát vào tình hình thực tế của đơn vị cũng như điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng tại địa bàn hoạt động để triển khai các chương trình hành động sao cho hiệu quả và thiết thực nhất.
Từ yêu cầu khách quan đó, đòi hỏi người công chức cán bộ Hội cần có kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp để phân tích các mục tiêu, nội dung, đánh giá kết quả thực hiện của các chương trình hành động áp dụng tại địa
bàn. Từ đó đưa ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế cần khắc phục nhằm tìm ra những phương án giải quyết tối ưu nhất.
Ngoài các kỹ năng cơ bản đã nói trên. Công chức Hội cần có thêm những kỹ năng bổ sung sau: Kỹ năng ngoại ngữ; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo.