Nâng cao chất lượng tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp

3.2.3.Nâng cao chất lượng tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

tiếp tục tiến hành đánh giá năng lực công chức cán bộ Hội nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ công chức đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Định kỳ 1 năm một lần tiến hành đánh giá năng lực cán bộ Hội các cấp để xem năng lực có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không. Hội cấp huyện rà soát lực lượng cán bộ của mình, “loại bỏ” những cán bộ yếu kém không đủ năng lực để từ đó có cơ sở đề nghị cấp trên tuyển dụng bổ sung, thay thế, điều chuyển phù hợp.

3.2.3. Nâng cao chất lượng tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ côngchức chức

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ. Tập huấn, bồi dưỡng là các hoạt động để duy trì và nâng cao năng lực của cán bộ, là điều kiện tiên quyết để Hội các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Trên cơ sở thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và nhu cầu cần được đào tạo của hệ thống cán bộ Hội, xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng hệ thống cán bộ Hội cơ sở một cách lâu dài, chủ động nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn và tổ chức thực hiện công việc, các kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ và kỹ năng liên quan đến mối quan hệ với con người nói chung cho công chức Hội. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức các cấp của Hội phải bám sát các định hướng sau:

Thứ nhất; Xây dựng chiến lược, đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức Hội

cấp huyện.

cầu cần được đào tạo, Hội cấp tỉnh xây dựng chiến lược, đề án đào tạo bồi dưỡng hệ thống công chức Hội cấp huyện một cách lâu dài, chủ động, trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất, nhu cầu của đời sống nhân dân, hội viên phụ nữ để tổ chức đào tạo tập huấn, trang bị các kiến thức cần thiết cho công công chức Hội cấp huyện. Qua đó cần phân loại rõ theo từng đối tượng (độ tuổi), theo từng chủ đề, lĩnh vực (nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ thuật chuyên ngành);

Thứ hai; Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

nhằm đảm bảo khối lượng kiến thức vừa toàn diện, vừa chuyên sâu; cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị hiện tại trước mắt và yêu cầu phát triển của Hội. Xác định học viên là trung tâm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của học viên và yêu cầu công việc; sử dụng phương pháp phù hợp; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các học viên. Nội dung cơ bản cần thiết như:

Các kĩ năng nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, chú trọng các kĩ năng đối với từng đối tượng cán bộ ở các cấp Hội;

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức mới, chuyên sâu; các thông tin chuyên đề về tình hình trong nước, thế giới.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ cho cán bộ Hội

Thứ ba; Gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp chặt chẽ giữa học với hành.

Chú ý bồi dưỡng phương pháp tư duy, phương pháp công tác; bám sát thực tiễn, hướng vào thực hành kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể xuất phát từ thực tế, kỹ năng quản lý. Thực hiện phương thức học tại chức và bồi dưỡng ngắn ngày đối với cán bộ từ 40 tuổi trở lên; đối với cán bộ trẻ dưới 40 tuổi, đối tượng trong diện quy hoạch nguồn cán bộ, có triển vọng phát triển áp dụng hình thức đào tạo chính quy, tập trung. Ngoài ra mỗi công chức Hội phải có quyết tâm cao, phải coi đó là vấn đề sống còn của mình, từ đó xây dựng và

tự giác thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn của bản thân để giáo dục rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho công chức Hội;

Sau khi được đào tạo, tất cả cán bộ Hội cấp huyện đều có khả năng hướng dẫn kỹ thuật cho hội viên phụ nữ tại địa bàn. Đồng thời, mỗi công chức Hội phải gần gũi cán bộ, đảng viên và nhân dân, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của họ để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót của bản thân nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 85)