Quan điểm nâng cao năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 80)

3.1. Quan điểm nâng cao năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữcấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

3.1.1. Quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Ngay từ khi thành lập, trong cương lĩnh năm 1930 của Đảng, vấn đề giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền và thực hiện bình đẳng giới đã được xác định là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác phụ nữ: Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư ngày 16/5/1994 về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới;

Tiếp theo đó; Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm và định hướng chỉ đạo việc thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển của phụ nữ. Ngày 27/4/2014, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; Các quan điểm của Đảng thể hiện:

- Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng;

- Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa; nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội;

và từng gia đình. Vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội LHPN Việt Nam;

- Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ;

3.1.2. Đánh giá của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vềchất lượng đội ngũ cán bộ công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện

Nhằm triển khai có hiệu quả chương trình hành động thực hiện khâu đột phá nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp và đề án “Nâng cao lượng hoạt động tổ chức Hội Phụ nữ cơ sở”; xác định đây là khâu đột phá mà các cấp Hội tập trung nguồn lực giải quyết trong nhiệm kỳ này để tạo ra những chuyển biến mới về chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cũng như phong trào phụ nữ. Đánh giá của TW Hội về chất lượng đội ngũ công chức cấp huyện như sau: Bình quân biên chế của cấp huyện từ 4-5 người (cao nhất là 7 biên chế, thấp nhất là 3 biên chế), trong đó độ tuổi từ 31 đến 50 chiếm tỉ lệ cao nhất (71%), cán bộ Hội là dân tộc thiểu số chiếm 17,6%. đội ngũ cán bộ huyện cơ bản có trình độ đại học trở lên về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội còn hạn chế.

Đa số cán bộ có trách nhiệm với phong trào và công tác Hội, trình độ cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, năng lực nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để vận dụng vào thực tiễn hoạt động công tác Hội của công chức Hội cấp huyện còn hạn chế; chưa tự giác, tích cực trong công tác nghiên cứu dẫn đến công tác tham mưu, đề xuất chưa trúng, đúng, kịp thời; khả năng chỉ đạo, hướng dẫn còn yếu.

Công chức cấp huyện còn chưa nhận thức được vị trí, nhiệm vụ của một công chức nên làm việc thiếu chuyên nghiệp, nặng về sự vụ, thiếu kiến thức, kỹ năng trong tổ chức hoạt động Hội và phong trào.

3.1.3. Định hướng phát triển của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn mới Việt Nam giai đoạn mới

- Mục tiêu chung: Đoàn kết vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học

tập, lao động sáng tạo, phát huy tiềm năng, chủ động, xây dựng gia đình hạnh phúc; nâng cao trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới; tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, trung hậu đảm đang; xây dựng, sáng tạo, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

- Nhiệm vụ:

+ Phát triển tổ chức Hội, thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

+ Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. + Đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hoà bình

+ Tạo chuyển biến rõ rệt trong giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực của phụ nữ.

+ Phát huy vai trò tích cực, chủ động xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật. Tập trung tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình; Luật phòng chống bạo lực gia đình; pháp luật về phòng chống mua bán người; Luật Thủ đô; Luật an toàn giao thông và các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp luật về gia đình. Duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình tuyên truyền vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư.

- Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025

+ Xây dựng mô hình thu hút nữ trí thức, nữ doanh nhân, nữ thanh niên lao động trong các khu công nghiệp, nữ dân tộc tôn giáo, nữ kiều bào ở nước ngoài

tham gia sinh hoạt Hội - Đảm bảo tính liên hiệp rộng rãi của tổ chức Hội

+ Thực hiện được chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ thông qua xây dựng và giám sát Luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ trẻ em.

+ 100% Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh/thành, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện/thị và 90% trở lên chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở dưới 45 tuổi đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Chính phủ.

+ 100% cơ sở Hội xây dựng được lực lượng hội viên nòng cốt; Phát triển hội viên tăng từ 50% trở lên

+ 70% trở lên phụ nữ được tuyên truyền, giáo dục về luật pháp chính sách, giới và bình đẳng giới, đạo đức lối sống ,phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng chống tệ nạn xã hội;

+ 75% trở lên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ để giảm nghèo, trong đó có 25% trở lên thoát nghèo;

+ 60% trở lên các bà mẹ có con từ 0 – 16 tuổi được phổ biến, hướng dẫn kiến thức, phương pháp nuôi dạy con;

3.1.4. Định hướng tăng cường năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữcấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Cán bộ Hội LHPN cấp huyện được nâng cao trình độ về mọi mặt, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế;

Đa dạng hóa các mối quan hệ cùng với các tổ chức xã hội khác nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lời chính đáng cho phụ nữ một cách tích cực nhất;

Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội có năng lực, trình độ và thực sự nhiệt huyết trong công tác vận động phụ nữ

phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ Hội. Đồng thời cải tiến nội dung, phương thức hoạt động để thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực vào tổ chức Hội. Kiện toàn, củng cố hoạt động của cơ quan chuyên trách Hội cấp huyện, đẩy mạnh phân cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ trong chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác Hội.

Đoàn kết vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, phát huy tiềm năng, chủ động, xây dựng gia đình hạnh phúc; nâng cao trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới; tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, trung hậu đảm đang; xây dựng, sáng tạo, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 80)