Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 57)

2.2. Thực trạng năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa

2.2.1. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức

Phẩm chất chính trị của cán bộ Hội cấp huyện được đánh giá trên cơ sở trình độ lý luận chính trị của bản thân cán bộ công chức. Công chức Hội trước hết phải là người có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định với mục tiêu và lý tưởng của Đảng. Không ngừng tu dưỡng phẩm chất chính trị, có ý thức trách nhiệm cao trong hoạt động công vụ;

Kết quả điều tra khảo sát về trình độ chính trị của công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội qua bảng sau:

Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đơn vị: Người

Trình độ

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh

Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) 2020/2019 2021/2020 +/- % +/- % 1. Cao cấp 29 18 35 21 46 25 6 20,6 11 31,4 2. T. Cấp 125 78 127 76 139 75 2 1,6 12 9,4 3. Sơ cấp 6 4 5 3 0 0 (1) (16,6) (5) (100) Đảng viên 160 100 167 100 185 100 0 0 0 0 Tổng 160 100 167 100 185 100 7 4,4 18 10,8

“Nguồn: Ban Tổ chức, Kiểm tra – Hội LHPN Thành phố Hà Nội”

Kết quả thống kê khảo sát cho thấy: Trong giai đoạn từ 2019 – 2021; Công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng công tác thì trình độ lý luận chính trị cũng ngày càng được nâng cao theo chiều hướng tích cực. Số công chức đạt trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu, trình độ cao cấp cũng ngày một phát triển cả về lượng và chất.

So sánh năm 2020 so với năm 2019; Trình độ cao cấp tăng 20,6% và 31,4 % so với năm liền kề.

Trình độ sơ cấp ngày càng được giảm qua các năm. Cho đến năm 2021 công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội không còn người nào

ở trình độ sơ cấp. Điều này chứng tỏ sự cố gắng phấn đấu nỗ lực không ngừng về năng cao năng lực của bản thân công chức nhằm đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra của nền hành chính nước nhà và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của bản thân.

Bên cạnh đó, số lượng Đảng viên công chức Hội tại địa bàn nghiên cứu là 100% công chức thể hiện phẩm chất chính trị ngày càng được nâng cao của đội ngũ công chức Hội cấp huyện. Các Đảng viên công chức Hội thực hiện đóng Đảng phí đầy đủ, có trách nhiệm các nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt bám sát địa bàn để kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc về đạo đức chính trị trong quần chúng phụ nữ đồng thời giúp đỡ những hội viên nữ ưu túđể đưa vào hàng ngũ Đảng.

Phẩm chất chính trị của công chức Hội còn được thể hiện qua góc nhìn thứ hai xuất phát từ nhận định, đánh giá của công chức Hội cấp tỉnh dựa trên kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá của công chức Hội cấp tỉnh về phẩm chất chính trị công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội

Tiêu chí đánh giá phẩm chất chính trị

Tôt Chưa tốt Mẫu

điều tra SL (người ) Tỷ lệ (ngườiSL ) Tỷ lệ

Kiên định với lý tưởng của Đảng 35 100% 0 0% 35 Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh 35 100% 0 0% 35

Chấp hành chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách, PL của Nhà nước 35 100% 0 0% 35 Tuyên truyền và vận động PN chấp

hành nghiêm chủ trương, đường lối của

Phê bình và tự phê bình 31 90% 4 10% 35 Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính

trị, chuyên môn, nghiệp vụ 26 74% 9 26% 35

Ý thức tổ chức kỷ luật 0 100% 0 0% 35

“Nguồn: Tác giả tự điều tra khảo sát”

Qua bảng 2.3 về đánh giá của công chức Hội cấp tỉnh về phẩm chất chính trị công chức Hội tại địa bàn nghiên cứu. Có thể nói rằng giữ vững và nâng cao phẩm chất chính trị là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ Hội cấp huyện. Qua đánh giá ta thấy phần lớn 100% ý kiến tốt cho rằng công chức Hội tại địa bàn nghiên cứu có ý thức kỷ luật tốt; Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, PL của Nhà nước; Kiên định với lý tưởng của Đảng; 100% công chức Hội có tư tưởng tiến bộ học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số đánh giá về các hạn chế của một số công chức trong công tác phê bình và tự phê bình vẫn còn nể nang đồng nghiệp, chưa thẳng thắn chỉ ra những sai sót, yếu kém của công chức trong đánh giá phê bình và tự phê. Công tác tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ lần lượt chiếm tỷ lệ phản hồi chưa tốt 10%; 26% trong tổng cơ cấu đánh giá. Công chức Hội cần nhìn nhận vào thẳng vấn đề, cố gắng và rút kinh nghiệm sâu sắc bởi chỉ có sự thay đổi mới có sự độc lập quyết định, mới có thể làm chủ hành vi của chính mình trước những bước ngoặt và tình huống chính trị phức tạp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài việc tu dưỡng, nâng cao trình độ phẩm chất chính trị thì người công chức Hội LHPN cần có tác phong, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và đạo đức cá nhân được thể hiện qua các thông số đánh giá sau đây:

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá của hội viên về phẩm chất đạo đức của công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội

Tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp Tốt Chưa tốt Mẫu điều tra Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

1. Thái độ tiếp xúc với dân, phụ nữ 79 79% 21 21% 100 2. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng

của phụ nữ 85 85% 15 15% 100

3. Trách nhiệm trong giải quyết tâm

tư, nguyện vọng của phụ nữ 77 79% 23 23% 100

4. Hỗ trợ phụ nữ hoạt động 89 89% 11 11% 100

“Nguồn: Tác giả tự điều tra khảo sát”

Qua bảng số liệu thống kê khảo sát đánh giá của hội viên về phẩm chất đạo đức của công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội. Ta thấy rằng: đối với các tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của công chức Hội được hội viên đánh giá tốt chiếm tỷ lệ cao tương đương với hơn 80% ý kiến. Qua đó cho thấy rằng công chức Hội tại địa bàn nghiên cứu đã hỗ trợ tích cực phụ nữ trong các hoạt động, đồng thời lắng nghe tâm tư nguyện vọng của phụ nữ với một thái độ gần gũi và nhiệt tình. Công chức Hội cũng đã hết mình giải quyết các vấn đề của phụ nữ với trách nhiệm cao.

Tuy nhiên, còn một tỷ lệ nhỏ công chức vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết, hỗ trợ phụ nữ. Vẫn còn tồn tại tình trạng quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn trong công tác của tổ chức Hội. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới cơ cấu tỷ lệ % còn lại trong tổng số ý kiến đánh giá. Đây là vấn đề cần phải chỉnh đốn để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cán bộ Hội, góp phần nâng cao hình ảnh Hội cũng như chất lượng công tác Hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 57)