Thực trạng về năng lực thực thi công vụ

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

2.2. Thực trạng năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa

2.2.3. Thực trạng về năng lực thực thi công vụ

Hàng năm, đội ngũ cán bộ Hội cấp huyện đều được tham gia các lớp tập huấn hay bồi dưỡng do các cấp Hội; các ngành chức năng theo yêu cầu và nội dung khác nhau. Mỗi năm; Hội LHPN Thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Trường chính trị; Ban tuyên giáo thành phố tổ chức tập huấn cho công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các lớp tập huấn sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian là 2- 3 ngày. Một năm tổ chức khoảng 3- 4 lớp.

Bên cạnh đó, các học viên trong lớp tập huấn cũng sẽ được tham gia một số hoạt động thực tiễn như tham quan, học tập nhằm bổ sung những kiến

thức, kinh nghiệm thực tiễn như các kỹ năng giao tiếp, ứng xử…đặc biệt các lớp tập huấn cũng tăng cường việc cung cấp thông tin về tình hình chính trị, thời sự trong nước và quốc tế nhằm giúp cán bộ Hội nhận thức, nắm rõ hơn để phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục cho hội viên phụ nữ. Bởi thực tế cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng là rất quan trọng giúp cho công chức Hội cơ sở nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động Hội.

Theo kết quả khảo sát trên tổng số 80 cán bộ Hội cấp huyện, có các ý kiến về một số kỹ năng công tác đã được Hội đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên như sau:

Rõ ràng qua số liệu khảo sát điều tra có thể nhận thấy nhận thức đúng đắn của công chức Hội về việc trang bị các kỹ năng cần thiết phục vụ công tác chuyên môn. Qua đó ta thấy công chức hội đánh giá cao về sự cần thiết của kỹ năng chủ trì, điều hành hội nghị cuộc họp chiếm tỷ lệ 55, 7%. Kỹ năng tuyên truyền, vận động cũng chiếm một tỷ lệ khẳng định tầm quan trọng của công tác này là rất cần thiết chiếm 56, 7% tổng cơ cấu khảo sát. Việc công chức cho rằng các kỹ năng này là rất cần thiết hoàn toàn phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ của công tác Hội đó là công chức phải thường xuyên tham gia các buổi tọa đàm, triển khai các chương trình hành động trong Hội và sứ mệnh của công chức Hội đó là tuyên truyền vận động chị em phụ nữ tích cực tham gia hình thành tổ chức Hội ngày một lớn mạnh. Bên cạnh đó thì tất cả các kỹ năng khác như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng phân tích, tổng hợp viết báo cáo, soạn thảo VB… cũng lần lượt chiếm các tỷ trọng không nhỏ, khẳng định sự cần thiết của việc bổ sung các kỹ năng này cho công chức Hội;

Bảng 2.6. Kỹ năng hoạt động Hội cần trang bị cho công chức Hội

Kỹ năng được trang bị

Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết

SL TL% SL TL% SL TL%

Kỹ năng chủ trì, điều hành

hội nghị, cuộc họp 45 55,7 35 44,3 0 0

Kỹ năng giao tiếp 39 48,5 41 51,5 0 0

Lập kế hoạch CT Hội 36 45,6 44 54,4 0 0

Tổ chức hội họp, tọa đàm 41 51,6 39 48,4 0 0

Tuyên truyền, vận động 45 56,7 35 43,3 0 0

Kỹ năng phân tích, tổng hợp viết báo cáo, soạn thảo văn bản

40 50,1 40 49,9 0 0

“Nguồn: Tác giả tự điều tra khảo sát”

Công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng cho rằng bên cạnh việc cần thiết bổ sung các kỹ năng trên thì cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp và đa dạng hóa tăng cường hơn nữa nội dung các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tránh sự đơn điệu về mặt hình thức và làm phong phú thêm nội dung.

Bảng 2.7. Đánh giá của công chức Hội về các lớp kỹ năng

STT Nội dung

Số ý kiến (Người)

Tỷ lệ (%)

1 Nội dung tập huấn 80 100

Phù hợp 61 75,9

Chưa phù hợp 19 24,1

Thời gian dài 25 31,8

Thời gian vừa 45 55,7

Thời gian ngắn 10 13,5

3 Áp dụng thực tiễn 80 100

Toàn bộ kiến thức 29 36,7

Một phần kiến thức 44 54,8

Chưa áp dụng 7 8,5

“Nguồn: Tác giả tự điều tra khảo sát”

Qua bảng 2.7 có thể nhận thấy rằng. Do bản thân công chức ngay từ đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng là rất cần thiết. Do đó họ đánh giá các kỹ năng được đào tạo là phù hợp với hơn 75% ý kiến. Các ý kiến còn lại phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của bản thân công chức họ đánh giá những kỹ năng còn thiếu và chưa được bổ sung trong các lớp tập huấn. Do đó lãnh đạo Hội LHPN cấp trên cần quan tâm và bổ sung trong công tác tổ chức và phối hợp. Thời gian các lớp tập huấn đưa ra cũng được đánh giá khá phù hợp và quan trọng là nội dung các kỹ năng đã được tập huấn được đánh giá cao trong việc áp dụng vào thực tiễn. Cụ thể có tới hơn 90% ý kiến tổng hợp cho rằng nội dung các kỹ năng được đào tạo áp dụng toàn bộ bà một phần kiến thứ vào công tác thực hiện nhiệm vụ của công chức Hội LHPN.

Đó là nhận thức và đánh giá cá nhân từ việc tác giả khảo sát trực tiếp về việc trang bị các kỹ năng và hiệu quả áp dụng đối với công chức Hội LHPN cấ huyện trên địa bàn TP Hà Nội. Cũng như để có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng các kỹ năng của công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tác giả đã tiến hành khảo sát 35 công chức cấp trên về kỹ năng nghiệp vụ của công chức Hội LHPN tại địa bàn nghiên cứu;

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá của công chức Hội cấp tỉnh/ thành phố về kỹ năng nghiệp vụ Hội của công chức Hội cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội

Các kỹ năng Trung bình Khá Tốt điềuMẫu tra Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1. Lãnh đạo, điều hành 0 0% 30 87% 5 13% 35 2. Tổ chức hoạt động 4 10% 29 85% 2 5% 35

3. Giao tiếp, trao đổi thông tin 7 20% 28 80% 0 0% 35 4. Phân tích, đánh giá, tổng hợp 7 19% 28 81% 0 0% 35

5. Lập kế hoạch 1 3% 27 77% 7 20% 35

6. Phát biểu trước công chúng 6 17% 26 74% 3 9% 35

7. Tuyên truyền, vận động 1 5% 25 70% 9 25% 35

8. Làm việc với lãnh đạo 10 30% 21 60% 4 10% 35

9. Viết báo cáo 9 27% 18 50% 8 23% 35

“Nguồn: Tác giả tự điều tra khảo sát”

Theo kết quả đánh giá của công chức Hội cấp tỉnh thì tại địa bàn nghiên cứu: Kỹ năng nghiệp vụ của công chức Hội cấp huyện chủ yếu đạt từ loại khá trử lên chiếm tỷ lệ 50% trở lên. Bên cạnh những đánh giá tích cực, còn một số kỹ năng, nghiệp vụ của công chức cấp huyện Hội LHPN trên địa bàn TP Hà Nội được đánh giá ở mức trung bình chiếm tỷ lệ tương đối từ 19% đến 30% đó là: Kỹ năng phân tích đánh giá tổng hợp; Kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin; Kỹ năng làm việc với lãnh đạo.

Có thể nhận thấy đây là những kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với công chức Hội tuy nhiên không chỉ tại địa bàn nghiên cứu mà những kỹ năng này hạn chế tại tất cả các tổ chức, ngành nghề. Nhưng không vì lý do đó mà chúng ta ỷ lại, chủ quan bởi không giống như những tổ chức, ngành nghề khác. Đặc trưng công tác Hội là phải thường xuyên làm việc, với lãnh đạo nhằm triển khai những văn bản pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng tới nhân dân. Mặt khác, công chức Hội là người thường xuyên phải giao tiếp trao đổi thông tin, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thì những kỹ năng này đối

với người công chức Hội lại quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì lẽ tổ chức cũng như bản thân công chức Hội cần tiến hành điều chỉnh, bổ sung những kỹ năng thiếu vì hiệu quả thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 58 - 63)