Kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

2.1. Đặc điểm, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp Huyện

2.1.3. Kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn

địa bàn Thành phố Hà Nội

Phát huy truyền thống cách mạng, lịch sử vẻ vàn của quân dân mảnh đất địa linh nhân kiệt. Các tầng lớp phụ nữa trong toàn thành phố tại các đơn vị hành chính thuộc cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tích cực học tập, lao động sáng tạo nhằm khẳng định vị thế, vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực góp phần thực hiện đồng bộ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng một hệ thống chính trị vững mạnh.

Các cấp Hội phụ nữ đã chủ động bám sát chức năng, nhiệm vụ của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội. Tổ chức Hội đã phát huy tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, nhất là chăm lo việc làm, an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện;

Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt hiệu quả tích cực. Với các giải pháp triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” với 8 tiêu chí cụ thể lồng ghép đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống chính trị, tư tưởng, đạo đức; các chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp được đẩy mạnh triển khai thường xuyên tới hội viên phụ nữ với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Tính đến cuối năm 2020 đã có đến 98% (hội viên phụ nữ được tuyên truyền).

Công tác xây dựng, phát triển tổ chức Hội, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội các cấp, tập hợp, thu hút hội viên được quan tâm thực hiện bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội tập trung củng cố, nâng chất lượng hoạt động theo phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Hội”, đã đề ra các giải pháp kiện toàn, xây dựng các tổ chức Hội theo địa giới hành chính. Tỷ lệ hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có ít nhất một hội viên đạt 57% chỉ tiêu 85% (thấp hơn chỉ tiêu 28%). Tỷ lệ phát triển hội viên nòng cốt đạt chỉ tiêu 25%, xây dựng hội viên chính trị nòng cốt đạt 2,5%.

Đội ngũ cán bộ Hội các cấp ngày càng trưởng thành về mọi mặt, có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, có uy tín, nhiệt tình và kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội LHPN các cấp đã có nhiều đổi mới theo hướng sáng tạo, linh hoạt coi trọng khâu “thuyết phục, vận động và hướng dẫn”. Tổ chức hội ngày càng thực hiện tốt hơn tiếng nói đại diện cho giới nữ; đồng thời tham gia xây dựng Đảng, tham gia giám sát, phản biện xã hội tích cực, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Trong 3 năm (2019 – 2021), đội ngũ công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy năng lực chuyên môn đạt những kết quả như sau:

Theo bảng 2.1; Có thể thấy kết quả trên là một sự cố gắng, nỗ lực không nhỏ của công chức Hội tại địa bàn nghiên cứu. Các nội dung mà cán bộ Hội cấp huyện tuyên truyền đều đạt tỉ lệ từ 82% trở lên, trong đó đạt tỉ lệ cao nhất là nội dung tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội (đạt 97%), nội dung tuyên truyền về giới và sức khỏe sinh sản đạt tỷ lệ thấp nhất (86% và 82%). Các nội dung kiến thức đều được tuyên truyền cụ thể, rõ ràng, quy tụ được sự ủng hộ của hội viên phụ nữ bởi bản thân các hội viên cũng nhận thấy rằng đây là những kiến thức thực sự cần thiết đối với phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, thoát ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển. Nỗ lực phấn đấu không ngừng tăng trưởng kinh tế của bản thân, của gia đình và toàn xã hội đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần, giải phóng phụ nữ khỏi trói buộc về kinh tế và các vấn nạn bạo lực gia đình góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương trong điều kiện kinh tế và xã hội không ngừng biến đổi.

Bảng 2.1. Kết quả tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ

Đơn vị: Người

Nội dung tuyên truyền

Số lượng tuyên truyền

TL đạt

1. Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, Nghị quyết của Hội 793.669 97%

2. Kiến thức về giới 756.456 86%

3. Kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững 765.480 87%

4. Phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam 768.368 90%

5. Kiến thức liên quan đến DS-KHHGĐ và chăm sóc

sức khỏe sinh sản 745.466 82%

6. Kiến thức về vệ sinh môi trường 787.780 96%

7. Kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình 785.120 95%

8. Kiến thức liên quan đến phụ nữ cao tuổi 771.192 91%

“Nguồn: Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội”

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 49 - 52)