Phát huy tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng quản lý của bản

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 94)

của bản thân công chức

Tự học tập, rèn luyện, nỗ lực, phấn đấu của cá nhân cán bộ Hội là yếu tố không thể thiếu trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội. Cán bộ Hội cần chủ động trong việc tự học tập, rèn luyện bản thân để nâng cao năng lực đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ.

Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội cần chủ động rèn luyện, trang bị các kiến thức, kỹ năng trong các tổ chức, hoạt động Hội nhằm nắm bắt, hiểu rõ hơn về nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HVPN và việc tổ chức hoạt động có phù hợp hay chưa phù hợp từ đó đưa hoạt động của tổ chức Hội đạt được chất lượng, hiệu quả cao.

Để cán bộ Hội có tinh thần tự phấn đấu và rèn luyện; tổ chức Hội cần tạo điều kiện cung cấp các tài liệu về hoạt động Hội cho cán bộ Hội nhằm giúp cho việc tự nghiên cứu của bản thân mỗi cán bộ Hội đồng thời tổ chức Hội cần có cơ chế thích đáng để động viên, khích lệ cán bộ Hội trong việc tự trau dồi, rèn luyện bản thân.

3.2.8. Các giải pháp khác

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Hội cấp huyện

Hiện nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và nó đem lại hiệu quả rất cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Hội là nhu cầu mang tính biến đổi khách khách quan, hỗ trợ đắc lực cho các khâu nghiệp vụ của công tác Hội thay thế cho những biện pháp đã lỗi thời.

Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, cần phải luôn cập nhật, khai thác thông tin từ Internet và cập nhật các phần mềm quản lý. Đó là tập trung đào tạo phát triển khả năng về tin học nâng cao cho cán bộ công chức, đặc biệt là công chức trẻ để có đội ngũ công chức có thể làm việc trong môi

trường chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày một nâng cao của công tác Hội trong điều kiện phát triển với sự ứng dụng của tiến bộ khoa học công nghệ; giúp giải phóng sức lao động với những quy trình lạc hậu trước kia.

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho công chức thực hiện việc tra cứu, nắm bắt thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố; Thực hiện việc trao đổi thông tin, triển khai các văn bản của Hội qua hệ thống thư điện tử chung và cá nhân; Ngoài ra hỗ trợ công chức trong việc viết tin, bài và đăng tải trên trang thông tin Phụ nữ của Hội và trên các website có liên quan khác…

Với những hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác Hội yêu cầu công chức Hội thường xuyên sử dụng và trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử để kịp thời tiếp nhận văn bản và triển khai thực hiện các hoạt động của Hội đảm bảo tiến độ, thời gian thực hiện nhiệm vụ;

Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho công chức Hội đặc biêt là công chức đã lớn tuổi, để kịp thời ứng dụng hiệu quả trong hoạt động chung của Hội.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực của công chức

Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người công chức trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với công chức;

Theo pháp lệnh cán bộ, công chức, chế độ đánh giá công chức hàng năm với quy định chặt chẽ và những nội dung cụ thể, sát thực như: Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết qủa công tác; tinh thần kỷ luật; tính trung thực trong công tác (trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong báo cáo); lối sống, đạo đức; tinh thần học tập nâng cao trình độ; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân…

Đánh giá cán bộ là căn cứ để cấp có thẩm quyền chủ động trong việc đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng, phẩm chất,…giúp họ nhận thấy những điểm yếu, khuyết điểm cần phải sửa chữa, khắc phục và phát huy ưu điểm, mặt mạnh của bản thân người công chức qua đó để ra các quyết định nhân sự liên quan đến cá nhân như: tăng lương, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật hoặc tạo cơ hội đào tạo và phát triển. Để đánh giá thực hiện công việc, cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá bao gồm các nội dung sau:

- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc bao gồm tiêu chuẩn đánh giá:

tương đối, tuyệt đối và tập trung đánh giá. Đánh giá cán bộ Hội cấp huyện là việc khó, do vậy phải gắn vào tiêu chuẩn chức danh chức trách của mỗi người, gắn vào công việc và hoàn cảnh cụ thể và gắn với cơ chế chính sách, phân tích cụ thể điều kiện hoàn cảnh mà công chức cấp huyện đang công tác, hoạt động. Đánh giá tuyệt đối là so sánh kết quả đạt được của công chức với mục tiêu đặt ra.

Thứ nhất, tập trung vào đặc tính người công chức như xem xét phẩm chất

đạo đức người công chức đó như thế nào, người công chức đó có trung thành hay không;

Thứ hai, tập trung đánh giá vào hành vi của người công chức như ý

thức chấp hành kỷ luật, thực hiện các quy định của tổ chức;

Thứ ba, tập trung vào kết quả thực hiện công việc như số lượng, chất lượng

công việc.;

Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá thường được thực hiện thông qua một cuộc thảo luận chính thức giữa người lãnh đạo bộ phận và công chức vào cuối kỳ đánh giá;

Công tác đánh giá công chức Hội cấp huyện phải thực sự khách quan dân chủ, công khai, minh bạch;

loại đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý; CBCC phải chịu trách nhiệm về kết quả tự nhận xét, đánh giá, phân loại của mình. Cán bộ Hội cấp huyện tự đánh giá bằng văn bản kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao; Hội nghị toàn thể CBCC Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến nhận xét sau đó tập thể BTV Hội LHPN các cấp nhận xét, đánh giá, Bí thư đảng ủy Hội cấp huyện kết luận và chịu trách nhiệm về việc đánh giá, xếp loại đối với công chức Hội. Ban TV Hội cấp tỉnh kết luận đánh giá, xếp loại đối với công chức;

Đánh giá cán bộ phải được thực hiện theo định kỳ 1 năm 1 lần, phải tuân theo đúng quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục và quy chế đánh giá CBCC;

Kết quả đánh giá phải làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, lối sống, năng lực và hiệu quả thực thi công vụ, chiều hướng phát triển của công chức. Kết quả đánh giá phải được lưu trữ làm căn cứ để theo dõi quá trình diễn biến, mức độ sửa lỗi của công chức Hội cấp huyện và cần có nhứng chính sách động viên khen thưởng kịp thời sau mỗi lần đánh giá.

Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và xác định vị trí việc làm

Định biên là một công việc phức tạp nhưng lại rất cần thiết trong qúa trình sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, đơn vị. Là việc quy định số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cho một tổ chức. Nói rõ hơn mục đích xác định định biên không phải là để “giảm” biên chế, mà là để nâng cao hiệu lực, hiệu qủa quản lý hành chính Nhà nước.

Do không có căn cứ khoa học để xác định số lượng, cơ cấu công chức nên tình trạng “đâu cứ để yên đó”, tạo ra một “sức ỳ” trong sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các tổ chức. Thực tế hiện nay, việc định biên ở các cơ quan chuyên môn rất khó khăn do lao động của cán bộ công chức hành chính chủ yếu là lao động quản lý, lao động trí óc. Chính vì những khó khăn, phức tạp

trên đây mà thời gian qua tại các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và tổ chức Hội cấp huyện tại địa bàn nghiên cứu việc giao biên chế hành chính thường là cứ tăng lên qua hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, thiếu căn cứ khoa học, dẫn đến việc các tổ chức chỉ chú trọng nhiều đến số lượng cán bộ, công chức mà ít chú ý đến cơ cấu ngạch công chức hợp lý trong tổ chức mình, điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong tổ chức chính trị xã hội.

Để bảo đảm tính thống nhất, công khai, dân chủ khi triển khai thực hiện tinh giản biên chế, trên nguyên tắc: đưa người thừa, không đủ tiêu chuẩn chuyên môn ra khỏi bộ máy, tổ chức Hội cần thực hiện theo trình tự công việc sau:

Công chức Hội cần hiểu đúng, hiểu đủ rằng tinh giản biên chế không chỉ đơn giản là giảm bớt số người làm việc, mà quan trọng là phải tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ để định rõ những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ trong công tác Hội;

Xác định số lượng, cơ cấu cần có theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức để sắp xếp lại cán bộ, công chức, xác định số người trong diện tinh giản biên chế theo từng kỳ (6 tháng 1 lần);

Phải khách quan, vô tư, tránh nể nang trong việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức thì mới có thể đạt được hiệu quả của việc sắp xếp, tinh giản biên chế trong tổ chức Hội;

Cần tiến hành lập danh sách và dự toán chính xác số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế. Thực hiện thanh toán kịp thời đầy đủ các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế theo đúng quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w