Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Công tác quy hoạch cán bộ công chức

Quy hoạch CBCC là một mắt xích quan trọng của công tác cán bộ. Mục tiêu của công tác quy hoạch là lựa chọn những người thực sự có đức, có tài, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn vững vàng để đưa vào nguồn kế cận dự bị. Qua đó từng bước thử thách đồng thời giao nhiệm vụ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tiến tới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện qua công tác thực thiễn nhằm đào tạo bổ sung cán bộ nguồn. Quy hoạch có thể ngắn hạn, dài hạn và được điều chỉnh, bổ sung qua việc đánh giá công chức và nguồn CBCC được quy hoạch hàng năm nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp, giải pháp để tạo nguồn cán bộ Hội.

Quy hoạch công chức cán bộ Hội dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Đạt trình độ đại học về chuyên môn; trung cấp lý luận chính trị và tương đương trở lên;

dưới 45; từ 45 tuổi trở lên). Chức danh Chủ tịch Hội tham gia lần đầu nhìn chung không quá 50 tuổi đồng thời do cấp ủy giới thiệu và hiệp y về nhân sự với Hội cấp trên;

- Đảm bảo tiêu chuẩn chung của cán bộ;

- Là người có năng lực lãnh đạo, quản lý qua thực tiễn thể hiện; có tư duy đổi mới, khả năng tổng hợp; có khả năng tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các chủ trương của Hội;

- Tự nguyện;

Công tác tuyển dụng

Tuyển dụng công chức là khâu quan trọng, mở đầu trong công tác tổ chức - cán bộ. Nếu làm tốt công tác tuyển dụng sẽ lựa chọn được những người có đủ năng lực, phù hợp với vị trí, chức danh công tác, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói chung cũng như công chức Hội nói riêng.

Tuyển dụng cán bộ Hội tốt sẽ giúp đơn vị thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động hiệu quả nhất. Cụ thể, việc tuyển dụng hiệu quả công chức Hội sẽ cung cấp cho tổ chức đội ngũ công chức cán bộ có năng lực, trình độ, kỹ năng, phẩm chất, năng động, sáng tạo bổ sung nguồn nhân lực chất lượng phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức. Công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển chọn được những người thực sự có năng lực, phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng công chức và ngược lại.

Những yêu cầu cơ bản của tuyển dụng công chức Hội nói chung gồm: + Xuất phát từ nhu cầu công việc để tuyển người phù hợp;

+ Đảm bảo công minh, bình đẳng và thực hiện công khai + Đảm bảo tiêu chuẩn, chức danh cần tuyển;

Quy trình tuyển dụng cán bộ gồm các khâu: + Công bố công khai thông tin về tuyển dụng;

+ Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng;

+ Tiến hành thi tuyển, phỏng vấn, sát hạch; + Lựa chọn ứng viên đủ điều kiện

Tuy nhiên, do đặc thù của công tác Hội phải thường xuyên tiếp xúc với phụ nữ, thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào nên tiêu chí tuyển dụng có khác so với các đơn vị khác trong hệ thống chính trị.

Công tác bồi dưỡng, đào tạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Không có giáo dục, không có cán bộ thì nói gì đến nền kinh tế, văn hóa”. Được trích dẫn trong cuốn Hồ Chí Minh, toàn tập của nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2002. Có thể nói giáo dục - đào tạo là con đường cơ bản để nâng cao kiến thức toàn diện và trình độ cho CBCC;

Trong chiến lược xây dựng đội ngũ công chức công cuộc đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành một cách liên tục, nhằm trang bị kiến thức để người công chức có đủ năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu công việc trong các thời kỳ. Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp tới chất lượng công chức đặc biệt đối với tổ chức Hội thì công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý Nhà nước, kiến thức về hội nhập cùng các kỹ năng tổ chức, thực hiện công việc mang đặc thù của công tác tổ chức Hội phục vụ yêu cầu của công dân ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB cần được đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, so với yêu cầu của tổ chức và công chức được cử đi đào tạo.

Nội dung chủ yếu của công tác đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực mà cán bộ đang công tác; kiến thức về quản lý… Thông qua đó, giúp

họ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng vị trí, chức danh mà CBCC đang đảm nhiệm.

Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc nhằm xác định kết quả làm việc cụ thể của từng cá nhân công chức Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, dựa trên kết quả đánh giá tổ chức có thể xác định nhu cầu đào tạo và phát triển công chức, nội dung đào tạo và những vấn đề khác. Việc chỉ ra được những ưu điểm, thế mạnh cũng như những khuyết điểm, hạn chế không chỉ giúp CBCC nhìn nhận chính xác hơn về bản thân còn tạo không khí đoàn kết, tin tưởng trong tập thể, tổ chức. Qua đó giúp CBCC rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu hoàn thiện bản thân, phân đấu vì mục tiêu cao cả của tổ chức Hội. Thông thường, việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc được thực hiện sáu tháng một lần hoặc một năm một lần;

Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của cán bộ là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng công chức đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ cấp huyện.

Điều kiện, môi trường làm việc

Với công chức Hội môi trường làm việc bên trong bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong tổ chức Hội. Yếu tố về giới có ảnh hưởng đặc biệt trong môi trường làm việc của Hội bởi gần như 100% quá trình hoạt động của Hội là nữ.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công việc cũng là một trong những yếu tố trực tiếp và khá quan trọng ảnh hưởng tới kết quả công việc, khả năng thực hiện nhiệm vụ của công chức quyết định đến chất lượng, hiệu quả

hoạt động của tổ chức. Môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân công chức Hội mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy hết khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trong điều kiện đầy đủ về trang thiết bị và kinh phí hoạt động người công chức Hội sẽ có điều kiện học tập, khai thác thông tin, chủ động trong công việc tốt hơn đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức,...và ngược lại. Bên cạnh đó, cần tạo những điều kiện cần thiết để công chức Hội tiếp cận với môi trường bên ngoài như trình độ công nghệ, khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhằm theo kịp với sự thay đổi và phát triển không ngừng của tình hình kinh tế, xã hội.

Chính sách đãi ngộ

Có thể nói rằng bất kỳ một công dân nào trong biên chế tổ chức của Nhà nước đều phải nghĩ đến chế độ đảm bảo lương và các chính sách bảo đảm khác, đây chính là điều kiện vật chất đảm bảo cho CC yên tâm công tác, gắn bó với nghề nghiệp. Đối với công chức Hội điều này càng trở nên quan trọng;

Chính sách đãi ngộ thể hiện sự tôn trọng của Hội đối với nghề nghiệp, cuộc sống, gia đình của mỗi cán bộ. Đảm bảo cán bộ có thể an tâm tập trung phát triển sự nghiệp đồng thời thúc đẩy, tạo động lực để công chức cán bộ Hội phát huy hết khả năng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ và ngược lại.

Chính sách đãi ngộ cán bộ Hội bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần có thể kể đến như: tiền lương, thưởng, phụ cấp, các chế độ phúc lợi… Chính sách đãi ngộ tốt sẽ giúp cho tổ chức cơ hội khai thác và sử dụng tốt nhất năng lực hiện có của công chức Hội. Giúp họ làm việc một cách hăng say hơn, hết mình vì mục tiêu, hiệu quả và sứ mệnh của tổ chức Hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 39)