3.2.8 .Các giải pháp khác
3.3. Kiến nghị
3.3.4. Đối với công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành
bàn Thành phố Hà Nội
Công chức Hội cần nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm đối với hội viên phụ nữ, với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Xác định cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”, là nhân tố quyết định sự phát triển vững chắc của tổ chức Hội, việc nâng cao năng lực cán bộ Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội là rất cần thiết nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Do đó công chức Hội cần thường xuvên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tổ chức các hoạt động Hội đáp ứng kịp thời nhu
cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ, trách nhiệm, nhiệt tình với công tác Hội.
Ngoài học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn, lý luận khoa học, mỗi công chức Hội phải thường xuyên nghiên cứu sách, báo, tài liệu đề cấp đến những thông tin chủ chương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện và của xã/phường/thị trấn để vận dụng sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương.
Công chức Hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, đúng quy trình của tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Hằng năm, tiến hành đánh giá cán bộ một cách thực chất gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.
Tiểu kết chương 3
Qua phân tích thực trạng và nghiên cứu những hạn chế tồn tại tại chương 2; Tác giả đã đưa ra những quan điểm nâng cao năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ đó xây dựng những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các giải pháp được đề xuất bao gồm (1) Nâng cao năng lực cho lãnh đạo quản lý; (2) Hoàn thiện công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng công chức; (3) Nâng cao chất lượng tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; (4) Xây dựng môi trường làm việc năng động, hiệu quả; (5) Tăng cường đầu tư kinh phí, quan tâm chế độ đãi ngộ đối với công chức; (6) Nâng cao chất lượng đầu vào của công chức; (7) Phát huy tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng quản lý của bản thân công chức; (8) Các giải pháp khác
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là lực lượng nòng cốt, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Với yêu cầu hội nhập ngày càng cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức phải thay đổi cách làm việc cũng như phải nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng được các nhiệm vụ đề ra của đất nước. Trong đó, Công chức Hội LHPN cấp huyện là lực lượng rất quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương do đó. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức Hội cấp huyện là việc làm hết sức quan trọng và ý nghĩa.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng về năng lực công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội; qua đó đã nêu bật những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để từ đó có hướng khắc phục trong thời gian tới và làm cơ sở để đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực công chức Hội LHPN cấp huyện tại địa bàn nghiên cứu. Hy vọng các đề xuất được thực hiện, sẽ góp phần xây dựng đội ngũ công chức Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, đóng góp công sức trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đồng thời từng bước thực hiện các mục tiêu vì sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ.
Luận văn mới chỉ đạt được các kết quả bước đầu, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung ở những nghiên cứu khác. Với tinh thần cầu thị, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý các thầy, cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.BCH TW Đảng Khóa XII ( 2018), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH
TW Đảng (khóa XII) nghị quyết 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2. Ban chấp hành Hội LHPN Thành phố Hà Nội, Báo cáo Đại hội đại biểu
phụ nữ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2011-2016.
3. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hà Nội, Đề án “Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt Hội phụ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chức danh”.
4. Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết
11NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH đất nước”.
5. Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị
quyết số 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
6. Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam (2013), Báo cáo số 28-
BC/ĐCT về thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ Hội LHPN các cấp.
7. Học viện phụ nữ Việt Nam (2013), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
Hội
8. Hội LHPN Việt Nam (2013), Đề án Nâng cao chất lượng hoạt động tổ
chức Hội cơ sở giai đoạn 2013 – 2017.
9. Hội LHPN Việt Nam, Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội
LHPN cơ sở giai đoạn 2008-2012.
10. Học viện phụ nữ Việt Nam(2013), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác Hội;
11. Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
nghiệp vụ công tác phụ nữ, tập 1, 2, NXB phụ nữ.
13. Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc
lần thứ XI, nhiệm kỳ 2011- 2016.
14. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội 15. PGS.TS Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học
16. Đinh Thị Việt Hà (2014)“Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội Liên
hiệp phụ nữ quận Long Biên, TP Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
17. Chu Văn Liều (2016) “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu
số ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn.
18.Trần Thị Thanh Nhàn (2015), “Nâng cao chất lượng hoạt động của
Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
Học viện Chính trị.
19. Lương Thị Hồng Nhung (2020), “Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý
của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên”, Đại học Thái Nguyên.
20. Hồ Thị Phước (2018)“Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội liên
hiệp phụ nữ phường thuộc quận 2; TPHCM”, Trường Đại học Công nghệ TP
HCM.
21. Nguyễn Tiến Thành (2014), “Nâng cao chất lượng nhân lực tại Uỷ
ban nhân dân Thành phố Hải Dương” Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
22. Bùi Thế Vinh, Đinh Ngọc Hiện (2000), Một số thuật ngữ hành chính, Nhà xuất bản Thế giới.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01
PHIẾU KHẢO SÁT NĂNG LỰC CÔNG CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Mẫu dành cho hội viên phụ nữ) Xin kính chào các bác, các chị!
Chúng tôi đang tiến hành thu thập thông tin nghiên cứu về năng lực của đội ngũ công chức Hội Liên Hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội.
Xin các bác, các chị cho ý kiến đánh giá theo mẫu dưới đây.
(Tất cả số liệu điều tra, ý kiến trả lời của anh / chị chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ bí mật).
I. Thông tin cá nhân