Thực trạng về mức độ tín nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66 - 68)

2.2. Thực trạng năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa

2.2.5. Thực trạng về mức độ tín nhiệm

Uy tín của công chức Hội đối với đối tượng hội viên phụ nữ và lãnh đạo địa phương là một trong những chỉ tiêu phản ánh khách quan về năng lực của đội ngũ công chức cấp huyện Hội LHPN trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Tác giả đã tiến hành khảo sát 35 lãnh đạo cấp trên và 100 hội viên Hội LHPN tại địa bàn nghiên cứu về sự uy tín, cũng như sự tín nhiệm của công chức Hội tại đây.

Bảng 2.9. Đánh giá về uy tín của công chức Hội cấp huyện trên địa bàn

Đơn vị: Người Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Mẫu ĐT Cao (SL) TL (%) T.Bình (SL) TL (%) Thấp (SL) TL (%) 1. Với lãnh đạo 26 73,6 9 26,5 0 0 35

2. Với hội viên 83 83,3 17 16,7 0 0 100

“Nguồn: Tác giả tự điều tra khảo sát”

Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.9 về uy tín của công chức cấp Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể thấy rằng:

Lãnh đạo đánh giá cao về uy tín của công chức Hội cấp huyện tại địa bàn với 73, 6% ý kiến đánh giá cao trong tổng cơ cấu. Đối với hội viên, uy tí của công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội được đánh giá với mức tín nhiệm cao 83, 3% trong tổng cơ cấu. Còn lại là đánh giá trung bình và tuyệt đối không có đánh giá chiếm tỷ lệ thấp cho thấy mức độ tín nhiệm của hội viên và lãnh đạo cấp cao là hoàn toàn tin tưởng, tín nhiệm vào khả năng cũng như mức độ thực hiện, hoàn thành và triển khai công việc của tổ chức Hội của công chức Hội LHPN tại địa bàn nghiên cứu.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy mặc dù tỷ lệ tín nhiệm đối với công chức Hội trên địa bàn cao nhưng có sự chênh lệch giữa tỷ lệ đánh giá của cấp trên và của hội viên. Trong khi hội viên với 83,3% thì tỷ lệ đánh giá của lãnh đạo

cấp trên là 763,6 % điều này cũng dễ dàng lý giải bởi lãnh đạo cấp trên bao giờ cũng có góc nhìn và đánh giá khắt khe hơn so với các hội viên, bởi họ là người hoạch định ra các chương trình, chiến lược cũng đồng thời triển khai các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và chịu trách nhiệm về kết quả nhiệm vụ của công chức cấp dưới, nên đa phần họ sẽ đánh giá ở góc độ chặt chẽ hơn so với các hội viên trong tổ chức Hội .

Qua công tác điều tra, tác giả cũng nhận thấy những ý kiến trái chiều về năng lực cán bộ Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Có thể thống kê ý kiến theo bảng sau:

Bảng 2.10. Đánh giá về năng lực công chức Hội cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

STT Chỉ tiêu đánh giá

Tỷ lệ ý kiến đánh giá (%) Đã đáp ứng Chưa đáp ứng Có nhưng còn hạn chế Ý kiến của lãnh đạo

1 Trình độ 71,3 15,1 13,6

2 Kỹ năng, nghiệp vụ 81,0 6,8 12,2

3 Sự nhiệt tình, năng động 90,3 3,1 6,6

Ý kiến của hội viên phụ nữ

1 Trình độ 89,0 5,3 5,7

2 Kỹ năng, nghiệp vụ 86,3 4,3 9,4

3 Sự nhiệt tình, năng động 93,9 2,9 3,2

“Nguồn: Tác giả tự điều tra khảo sát”

Căn cứ vào bảng số liệu khảo sát bảng 2.10 có thể nhận thấy rằng: Lãnh đạo cấp trên đánh giá về năng lực của công chức tại địa bàn nghiên cứu là khá tốt, đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn. Tất cả các tiêu chí đánh giá năng lực được đưa ra phần lớn chiếm từ 70% ý kiến đánh giá đáp ứng được công việc. Kỹ năng và sự nhiệt tình, năng động của công chức Hội tại đây cũng được

đánh giá cao lần lượt là 81%; 90, 3%. Tỷ lệ ý kiến còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số ý kiến đánh giá.

Bên cạnh đó năng lực của công chức Hội tại đây được hội viên đánh giá cao với các tiêu chí đáp ứng từ 89% đến 93,9%. Tỷ lệ chưa đáp ứng và hạn chế rất ít, không đáng kể. Tỷ lệ này tập trung vào đa số ý kiến phản hồi về các công chức đã có tuổi, việc đi lại hạn chế và một phần cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ kiến thức, tuy nhiên họ lại là những người có kinh nghiệm tổ chức và kỹ năng vận động quần chúng nhân dân, có kỹ năng thu hút hội viên bởi kinh nghiệm về tuổi nghề, tuổi đời.

Qua kết quả thu thập ý kiến đánh giá của lãnh đạo cấp trên và hội viên tổ chức Hội, cho thấy ban lãnh đạo cùng bản thân công chức Hội tại địa bàn nghiên cứu cần có những giải pháp kịp thời khắc phục hạn chế nhằm nâng cao năng lực công chức Hội, chất lượng công tác Hội và phong trào phụ nữ.

Một phần của tài liệu Luận văn Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66 - 68)