công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức
1.5.1.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ nữ tỉnh NghệAn An
Trong những năm qua Hội LHPN tỉnh Nghệ An luôn xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ Hội cấp huyện là yếu tố quyết định để xây dựng Hội vững mạnh. Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã đề
ra các giải pháp chủ yếu sau:
Xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ theo một quy trình hoàn chỉnh, bao gồm các khâu: đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng; giao việc thử thách; đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; lựa chọn đưa vào nguồn.
Đổi mới nâng cao chất lượng đánh giá và quản lý cán bộ: Đánh giá phải làm rõ những mặt mạnh, những hạn chế bám sát 3 tiêu chí: Kết quả thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức; lối sống và tác phong công tác.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là gắn đào tạo với sử dụng. Qua đó Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã chú trọng việc phân loại và xác định rõ đối tượng đào tạo; đổi mới nội dung, phương thức đào tạo; xây dựng cơ chế, chính sách dựa trên kế hoạch được xác lập cụ thể cho từng giai đoạn.
Thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, kiên quyết không đưa những người không đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch.
1.5.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức của Hội Liên hiệpPhụ nữ tỉnh Phú Thọ Phụ nữ tỉnh Phú Thọ
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, triển khai, hưỡng dẫn các cấp Hội thực hiện các đề án một cách đồng bộ.
Hội LHPN tỉnh đa phối hợp với Học viên phụ nữ Việt Nam; Trường Chính trị tỉnh; Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Hội chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn và chi hội trưởng phụ nữ; chỉ đạo Hội LHPN các huyện, thành, thị tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hội tại cơ sở.
Hội phụ nữ tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt quy chế, nguyên tắc, quy định của người cán bộ Hội, coi trọng giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; đẩy mạnh việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Các cấp Hội tích cực thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; triển khai các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát hiện, biểu dương kịp thời những nhân tố điển hình;
Như vậy, để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hụ nữ cơ sở đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ CNH- HĐH đất nước, có năng lực, trình độ thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị, có trình độ, năng lực, tâm huyết với công tác hội, tích cực đổi mới phương thức hoạt động, tích cực thu hút vận động chị em vào tổ chức Hội.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cho công chức HộiLiên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Qua kinh nghiệm của một số địa phương trong nước. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực được rút ra đối với công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
Một là; Nhà nước cần xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng
công việc. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức và là chuẩn mực để công chức phấn đấu, rèn luyện.
Hai là; Công chức Hội phải là những người được đào tạo cơ bản trong
nhà trường và được đào tạo, bồi dưỡng sau khi tuyển dụng; được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối đầy đủ những tố chất đạo đức cần thiết của công chức làm việc trong một tổ chức chính trị, xã hội.
Ba là; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng nghiệp vụ,
kỹ năng cho công chức Hội theo phương châm đào tạo từ cơ bản đến nâng cao áp dụng được vào thực tiễn, đảm bảo tính thiết thực. Phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị để ĐTBD theo
chức danh, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC, đặc biệt là cán bộ nữ. Gắn công tác ĐTBD với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ.
Bốn là; Nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức công vụ,
đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt đối với công chức Hội cần chú trọng và quan tâm hơn đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đây là cơ sở tiền để đánh giá được năng lực của công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ hiện nay.
Năm là, Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức và chế độ đó
ngày càng được hoàn thiện; đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Tạo môi trường làm việc tốt để công chức có được cơ hội cống hiến và có được cơ hội thăng tiến trong học thức cũng như trong công tác.
Sáu là; Tổ chức bộ máy phải xây dựng gọn nhẹ, phù hợp với nhiệm vụ
của tổ chức Hội trong bối cảnh chung của thành phố và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Tiểu kết chương 1
Trong chương một tác giả đã trình bày toàn bộ cơ sở lý luận về năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện. Tại đây; tác giả đưa ra các khái niệm cơ bản về năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện. Đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá cùng các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới năng lực công chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện. Tác giả cũng đưa ra những lập luận cơ bản về sự cần thiết đối với việc nâng cao năng lực
phụ nữ tại phạm vi này. Trong chương một cũng đã nêu những kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức Hội tại các địa phương khác đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm đối với công tác nâng cao năng lực cho công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội làm tiền đề cho những phân tích thực trạng tại chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019 -2021