5. Bố cục luận văn
4.1.1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa: Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đẩy nhanh tiến độ công cuộc xóa đói - giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm soát và duy trì sự phân tầng của xã hội trong điều kiện cho phép nhƣng không làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn định xã hội, đảm bảo cân bằng môi trƣờng sinh thái.Về mặt nguyên lý, mọi dự án và nguồn vốn đầu tƣ đều hƣớng tới mục tiêu đầu tƣ nhất định. Mục tiêu đầu tƣ của doanh nghiệp là lợi nhuận về kinh tế còn đầu tƣ của Nhà nƣớc thì mục tiêu không phải dừng lại ở kinh tế thuần tuý mà gắn với hiệu quả xã hội.
Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nƣớc là tiềm lực kinh tế của Nhà nƣớc, giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế. Với vai trò chủ đạo, ngân sách nhà nƣớc tiên phong trong đầu tƣ vào những dự án sản xuất hàng hóa công cộng vừa có quy mô vốn lớn vừa không có khả năng thu hồi vốn, hoặc thu hồi vốn chậm mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không đầu tƣ.
Quan điểm cơ bản định hƣớng trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng chủ yếu là để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Yên Bái là một tỉnh còn nghèo, có xuất phát điểm về kinh tế thấp, hầu hết hạ tầng kinh tế xã hội phải đầu tƣ khôi phục và có nhiều vấn đề liên quan chính sách xã hội cần xử lý. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng lại càng hết sức cấp bách và cần thiết.