5. Bố cục luận văn
3.2.3. Công tác xin chủ trương đầu tư và chuẩn bị đầu tư
Chủ trƣơng đầu tƣ các công trình, dự án đầu tƣ xây dựng tại Thị xã Nghĩa Lộ đều xuất phát từ nhu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, công tác triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn Thị xã đƣợc đặc biệt chú trọng. Trong việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ, Thị xã luôn nhận đƣợc sự quan tâm
lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy- HĐND - UBND tỉnh và sự giúp đỡ của các Sở ban ngành tỉnh Yên Bái trong việc hỗ trợ đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; việc huy động, quản lý, cân đối và sử dụng các nguồn vốn dành cho đầu tƣ phát triển đã có những đóng góp quan trọng vào việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội địa phƣơng, đặc biệt là các công trình phục vụ lợi ích công, các dự án chỉnh trang đô thị, qua đó tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nhìn chung công tác xin chủ chƣơng đầu tƣ và cho phép lập dự án đầu tƣ thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của trung ƣơng và địa phƣơng, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành.
Tổng hợp kết quả phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng từ năm 2011 - 2015 tại Thị xã Nghĩa Lộ đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng từ năm 2011 - 2015 ĐVT: Triệu đồng Năm (1) Số dự án đƣợc duyệt (2) Giá trị khái toán (3) Tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt (4) Chênh lệch (3) - (4) 2011 23 141.908,83 141.976,10 67,27 2012 14 10.936,08 10.759,03 -177,05 2013 9 12.775,05 12.476,62 -298,43 2014 13 43.682,45 42.428,16 -1.254,29 2015 7 4.291,56 4.321,95 30,39 Tổng số 66 213.593,97 211.961,86 -1.632,11
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BQLDAĐT&XD
Từ năm 2011 đến năm 2015, đã có 66 dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phê duyệt với tổng mức đầu tƣ là 213.961,87 triệu đồng. So với giá trị khái toán là 211.961,86 triệu đồng thì công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ của Thị xã đã giúp tiết kiệm 1.632,11 triệu đồng cho ngân sách nhà nƣớc. Cụ thể, năm 2012, chênh lệch giữa tổng
mức đầu tƣ đƣợc duyệt và giá trị khái toán công trình đầu tƣ xây dựng là177,05 triệu đồng, năm 2013 là 298,43 triệu đồng và đến năm 2014, chênh lệch giữa tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt và giá trị khái toán công trình đầu tƣ xây dựng là 1.254,29 triệu đồng.
Nguồn vốn của những dự án đã đƣợc phê duyệt bao gồm: Vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, vốn trái phiếu chính phủ, vốn sự nghiệp kinh tế, vốn chƣơng trình 135, vốn chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, vốn vay tín dụng ƣu đãi phát triển giao thông nông thôn trong đó chủ yếu là vốn xây dựng cơ bản tập trung và vốn từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
Các dự án đƣợc phê duyệt là hợp lý, không có hiện tƣợng phê duyệt chồng chéo hoặc sử dụng sai mục đích phân bổ vốn đầu tƣ. Những dự án đƣợc phê duyệt đầu tƣ chủ yếu là những dự án thuộc quy hoạch nội đô thị về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật (điện, đƣờng, trƣờng, trạm), dự án thủy lợi nhằm phục vụ cho ngành Nông nghiệp - ngành sản xuất chính tại Thị xã Nghĩa Lộ và các dự án xây dựng công trình văn hóa, phát triển văn hóa, du lịch. Đây là những chủ trƣơng đầu tƣ hoàn toàn phù hợp với chủ trƣơng, quy hoạch chung của tỉnh Yên Bái và quy hoạch của Thị xã Nghĩa Lộ.
Các dự án thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣợc đặc biệt chú trọng và thực hiện. Trong phạm vi chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng có 8 dự án đƣợc phê duyệt và thực hiện xuyên suốt từ năm 2011 đến năm 2015 với tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt là 16.651,76 triệu đồng.
Trong năm 2015, số lƣợng dự án cũng nhƣ quy mô vốn đầu tƣ đƣợc duyệt có hiện tƣợng giảm sút (chỉ còn 7 dự án) so với những năm trƣớc, sự giảm sút này không đáng lo ngại bởi nguyên nhân là do Thị xã đang thực hiện chủ trƣơng của Tỉnh về việc cắt giảm đầu tƣ công, tránh đầu tƣ dàn trải và kém hiệu quả. Đồng thời, với tình hình thực tế của Thị xã đang thực hiện những dự án chuyển tiếp từ năm trƣớc sang năm 2015 nên Thị xã chủ trƣơng không phê duyệt thêm nhiều dự án mới để tránh tình trạng tràn lan, lãng phí nguồn vốn cũng nhƣ để có đủ điều kiện giám sát kịp thời, sát sao đối với việc thực hiện các dự án đã đƣợc duyệt.
Công tác triển khai lập dự án và thiết kế bản vẽ thi công đƣợc giao cho Phó trƣởng ban và bộ phận thực hiện là Phòng kỹ thuật thuộc Ban.
Trình thủ tục triển khai lập dự án từ khâu lựa chọn nhà thầu tƣ vấn đến thẩm định và trình duyệt dự án đều tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên chất lƣợng của công tác lập dự án còn nhiều tồn tại nhƣ:
- Một số dự án chƣa đề cập hết các tác động của dự án đến môi trƣờng, xã hội và cuộc sống của ngƣời dân trong quá trình triển khai thi công và trong quá trình vận hành nhƣ dự án thủy lợi Huổi Pổi, dự án đƣờng An Hòa. Đối với các dự án thủy lợi, việc xây dựng có ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân. Do công tác nghiên cứu lập dự án chƣa sát sao và chƣa đánh giá đƣợc hết các tác động đến sản xuất của bà con nông dân quanh khu vực triển khai dự án nên khi đƣa vào triển khai đã vấp phải những ý kiến trái chiều từ phía ngƣời dân. Đứng trƣớc thực trạng đó, Ban quản lý đã phải tiến hành nghiên cứu lại và sửa đổi thiết kế dự án cũng nhƣ thực hiện lại việc đánh giá các tác động của dự án. Điều này làm gia tăng chi phí của dự án đầu tƣ cũng nhƣ làm hao tốn thời gian, công sức của đội ngũ quản lý dự án, mà chất lƣợng dự án cũng nhƣ chất lƣợng công tác quản lý dự án là không cao.
- Một số dự án do khâu lập dự án, thiết kế bản vẽ chất lƣợng còn kém nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng dự án, ví dụ nhƣ dự án kè chống lũ bản Que Ngoa. Thiết kế bản vẽ chƣa đầy đủ khoa học, chƣa đánh giá đƣợc hết tác động của các yếu tố tự nhiên đến dự án nên khi đƣa vào vận hành, kè chống lũ của bản Que Ngoa đã bộc lộ những vết nứt, hỏng và buộc phải sửa chữa.
- Chất lƣợng hồ sơ dự án chƣa cao: Thiết kế cơ sở và các báo cáo chuyên đề chƣa đầy đủ dẫn đến phải sửa đi sửa lại nhiều lần trong quá trình thẩm định. Nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh hoặc phát sinh nhiều hạng mục, nhiều phần việc trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tƣ mà tác giả sẽ đề cập ở phần sau.
- Việc xác định tổng mức đầu tƣ đã khá sát với thực tế, nhƣng dự báo biến động của thị trƣờng trong quá trình triển khai thực hiện dự án chƣa sát dẫn đến khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn đầu tƣ hoặc phải duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tƣ tác giả sẽ đề cập ở phần sau.
- Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện còn chậm và chƣa có hiệu quả. Nhiều dự án, vì nguyên nhân giải phóng mặt bằng mà dẫn đến không đảm bảo tiến độ của dự án theo đúng kế hoạch khi lập dự án. Sự kéo dài về thời gian thực hiện dự án cũng làm phát sinh thêm chi phí cho đầu tƣ xây dựng công trình. Ví dụ nhƣ dự án đƣờng An Hòa đƣợc thực hiện bằng cả 3 nguồn ngân sách: Ngân sách Trung Ƣơng, ngân sách Tỉnh và ngân sách Thị xã; dự án đƣờng Phạm Quang Thẩm.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:
- Quy trình kiểm soát chất lƣợng và tiến độ của Ban quản lý dự án chƣa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế;
- Năng lực của các nhà thầu tƣ vấn còn yếu;
- Phần lớn các dự án từ khi có quyết định phân bổ vốn đến khi đấu thầu thi công rất ngắn nên công tác triển khai thiết kế bản vẽ thi công gặp nhiều khó khăn do thời gian triển khai thực hiện gấp;
- Yếu tố phong tục, dân trí cũng là một yếu tố làm cho công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn;