Thanh Huyền, “Công bố tài sản: Phải đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và người dân”,

Một phần của tài liệu Pháp luật về thế chấp dự án nhà ở thương mại để bảo đảm khoản vay tại ngân hàng thương mại (Trang 48 - 49)

https://thoibaonganhang.vn/cong-bo-tai-san-phai-dam-bao-loi-ich-dn-va-nguoi-dan-51850.html, truy cập ngày 20/6/2021

43

khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng”. Do đó, để thực hiện

được việc tổng hợp thông tin, cần quy định thêm chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường phù hợp với quy định bảo mật thông tin của các tổ chức tín dụng.

Ngoài việc công khai thông tin dự án đang thế chấp, cơ quan quản lý có thể mở rộng tập trung rà soát các dự án có vi phạm để công bố đến người dân. Tháng 9/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư KDBĐS trên địa bàn.94 Đến tháng 12-2020, Sở Xây dựng TP.HCM có báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân TP.HCM triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Trong báo cáo này, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM đã giao Thanh tra sở chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư KDBĐS trên địa bàn. Đặc biệt là các dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn theo quy định pháp luật. Ngoài ra, Thanh tra sở cũng tập trung kiểm tra, rà soát các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về vấn đề pháp lý, các dự án bất động sản có vi phạm về xây dựng, các dự án không thực hiện bảo lãnh trong KDBĐS hình thành trong tương lai, các dự án chậm tiến độ, chưa nghiệm thu chất lượng công trình. Đối với các dự án không triển khai, để đất hoang hoá hoặc triển khai chậm, Sở Tài nguyên và Môi trường phải kiên quyết báo cáo để Ủy ban Nhân dân TP.HCM thu hồi theo quy định.95

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần công bố thông tin một cách đầy đủ, minh bạch đối với tất cả dự án đã bị thế chấp hoặc đã được giải chấp, thể hiện sự bình đẳng, công bằng với tất cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương mại đang nhận thế chấp, giám sát để đảm bảo chủ đầu tư thế chấp vay tiền là để thực hiện chính dự án đó.

Thứ hai, bổ sung những nội dung thông tin cần công bố của các dự án nhà ở thương mại đang thế chấp tại ngân hàng

Việc công bố thông tin các doanh nghiệp đang thế chấp ngân hàng để minh bạch thị trường là cần thiết, nhưng thông tin công bố của Sở Tài nguyên và Môi trường còn nhiều bất cập. Tác giả kiến nghị cần phải phân loại và giải thích rõ mục đích thế chấp để tránh ảnh hưởng đến hoạt động lành mạnh của doanh nghiệp. Thay vì công bố chung chung như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, cơ quan chức năng có thể phân làm ba loại, gồm thế chấp để thực hiện quy định bảo lãnh theo pháp luật KDBĐS, thế chấp dự án để vay tiền nhưng đang hoạt động lành mạnh và

Một phần của tài liệu Pháp luật về thế chấp dự án nhà ở thương mại để bảo đảm khoản vay tại ngân hàng thương mại (Trang 48 - 49)