51
hàng thương mại.110 Do đó, tác giả kiến nghị cần quy định rõ các tiêu chí khách quan, thiện chí, tính hợp lý thương mại trong việc định giá tài sản khi xử lý nhằm đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên. Đồng thời, pháp luật cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của NHTM khi xử lý dự án nhà ở thương mại theo các tiêu chí trên. Khi NHTM đã tuân thủ đúng pháp luật và các tiêu chí trong xử lý dự án nhà ở thương mại thì mới có quyền đòi tiếp số nợ còn thiếu, ngược lại, nếu NHTM vi phạm trong quá trình xử lý, thì có thể việc xử lý dự án nhà ở thương mại phải được thực hiện lại hoặc NHTM sẽ không có quyền yêu cầu chủ đầu tư phải thanh toán số nợ còn thiếu.
Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực công tác, chuyên môn của cán bộ, nhân viên trong việc định giá đúng giá trị của tài sản. Ngân hàng cũng nên giải ngân theo từng giai đoạn hình thành của tài sản chứ không giải ngân toàn bộ, để tránh nếu có xử lý tài sản thì tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ, tiền lãi và chi phí phát sinh khác. Ngoài ra, việc xử lý tài sản gặp khó khăn là do một số cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình xử lý dự án nhà ở thương mại, nên tác giả có đề xuất như sau:
Thứ ba, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình xử lý dự án nhà ở thương mại được thế chấp tại ngân hàng
Để hoạt động thu hồi khoản nợ của ngân hàng diễn ra thuận lợi, pháp luật cần hoàn chỉnh quy định liên quan đến xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Các cơ quan cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đổi mới hoạt động thanh tra nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng thay vì thanh tra để xử lý vi phạm như hiện nay. Bên cạnh đó, việc tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước, khắc phục những sơ hở, thiếu sót; thường xuyên thanh, kiểm tra nội bộ, tăng cường sự phối hợp cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và phòng chống tham nhũng.
Có thể thấy, việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại luôn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong tình đại dịch COVID-19 thì khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ lại tăng gấp nhiều lần. Dịch bệnh gây tác hại nghiêm trọng trên toàn cầu, không chỉ có số người tử vong cao mà hàng loạt doanh nghiệp cũng rơi vào trạng thái “chết”, dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Trước tình hình nợ xấu nguy cơ tăng trở lại, nhiều ngân hàng liên tục thông báo phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù giảm giá mạnh và đem ra đấu giá nhiều lần nhưng chỉ rất ít người mua. Trên thực tế, tài sản phát mãi từ các ngân hàng thường có giá hấp dẫn hơn giá trên thị trường, trong khi người mua còn được ngân hàng hỗ trợ vay vốn, nhưng lại không dễ bán. Với những vướng mắc và kiến nghị mà tác giả đã phân tích, tác giả mong rằng ngân hàng có thể tìm được đáp án của bài toán xử lý nợ xấu, tiếp tục hoạt động để hệ thống ngân hàng phát triển.