THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ
2.3.3. Đánh giá kết quả đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp Standardize Approach
Standardize Approach
Phương pháp Standardize Approach (SA) là một trong những phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II. Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN nhằm hướng dẫn các NHTM đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II để từ đó xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, cụ thể:
CAR = .. .. ... ^^..--- — * 100% RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng
KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động
KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường
Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) được xác định dựa trên các khoản phải đòi và hệ số rủi ro tương ứng (từ 0% đến 250%). MB đã triển khai xác định RWA theo quy định NHNN và kết quả RWA đối với danh mục cho vay tại MB như sau:
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo hệ số rủi ro tín dụng tại MB thời điểm 30/09/2018
(Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng TMCP Quân đội)
46
hàng/phương án được thực hiện ngay khi cấp tín dụng đối với khách hàng, thay vì khi khách hàng quá hạn theo phương pháp truyền thống. Thông tin cơ bản các chỉ tiêu và phân loại hệ số rủi ro tín dụng tương ứng theo Phụ lục 06.
Neu đánh giá các khách hàng/phương án có hệ số rủi ro từ 150% trở lên là xấu thỉ tỷ lệ nợ xấu của MB là 22.15% (tập trung phần lớn vào nhóm có hệ số rủi ro 150%), cao hơn nhiều so với mức tỷ lệ nợ xấu xác định theo phương pháp quản trị rủi ro theo phương pháp truyền thống (dưới 3%). Theo đó có thể thấy, việc áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II phản ánh danh mục cho vay tại MB có mức độ rủi ro cao hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng thông qua việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN.
Có thể thấy, việc áp dụng kết quả đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp SA đã giúp cho MB nhận diện mức độ rủi ro của từng khách hàng trước khi thực hiện cấp tín dụng. Từ đó, MB tăng cường khả năng chủ động trong việc lựa chọn khách hàng cấp tín dụng và triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro phù hợp như: Từ chối cấp tín dụng, chuyển giao rủi ro (mua bảo hiểm, sử dụng hợp đồng hoán đổi rủi ro), phòng ngừa rủi ro (thiết lập các giới hạn/hạn mức, tăng cường tài sản bảo đảm, tăng lãi suất/phí để bù đắp rủi ro).
Việc xác định rủi ro theo phương pháp SA có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống và tính an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tại MB được đảm bảo bằng chính phần vốn tự có, tương ứng với giá trị RWA theo phương pháp SA. Hoàn thiện áp dụng đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp SA là một trong những nội dung quan trọng MB đã thực hiện nhằm đáp ứng Basel II. Theo đó, để tăng cường hiệu quả áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II (phương pháp SA), MB cần điều chỉnh định hướng hoạt động kinh doanh, tập trung cho vay đối với các khách hàng có hệ số rủi ro thấp và/hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro phù hợp với các khách hàng có hệ số rủi ro cao, cụ thể các khách hàng bao gồm:
- Hệ số rủi ro 250%: Khách hàng có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn hoặc bằng 0.
- Hệ số rủi ro 200%: Khách hàng không cung cấp báo cáo tài chính, khoản cấp tín dụng kinh doanh bất động sản, khoản cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất
47
động sản.
- Hệ số rủi ro 150% - 160%: Khách hàng có tỷ lệ đòn bẩy trên 50%, khách hàng mới thành lập dưới 1 năm, khoản cấp tín dụng chuyên biệt.
Ngoài ra, MB có thể định hướng hoạt động kinh doanh đối với các khách hàng có hệ số rủi ro thấp như: Khoản vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (hệ số rủi ro 90%), khoản cho vay thuộc danh mục cấp tín dụng bán lẻ - tối đa không quá 8 tỷ đồng và 0.2% tổng số dư của danh mục tín dụng bán lẻ (hệ số rủi ro 75%). Việc điều chỉnh định hướng cho vay theo hệ số rủi ro tín dụng sẽ hỗ trợ MB đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo NHNN đồng thời có nguồn vốn dư thừa để tiếp tục tăng trưởng tín dụng.