Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 64 - 68)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

2.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng

Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB cũng là những hạn chế khi quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II và xuất phát từ các nguyên nhân như sau:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Nội dung Basel II quá phức tạp

Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel chính sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, rất hạn chế có tài liệu Basel bằng tiếng Việt. Vì vậy, cho dù rất nhiều chuyên gia quản lý ngân hàng muốn tiếp cận nhưng cũng rất khó khăn. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel kể cả là văn bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang giấy, những thuật ngữ được sử dụng cũng thật sự không dễ hiểu, là những từ

52

mới và từ khó. Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basel với nhiều công thức tính toán phức tạp, chưa gần gũi với tình hình thực tế trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng là lý do để các chuyên gia chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.

Mặt khác, một trong những khó khăn đối với việc vận dụng các phương pháp của Basel II vào hệ thống ngân hàng Việt Nam chính là độ phức tạp của mỗi phương pháp. Sự phức tạp này thể hiện ở cả trong cách tính toán và vận dụng lẫn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng.

+ Chi phí thực hiện quản trị rủi ro lớn

Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của MB đó chính là chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí thông qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển, nhiều ngân hàng của các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng (bao gồm chi phí xây dựng hệ thống, phần mềm, mô hình tính toán, thuê đối tác/ngân hàng phát triển tư vấn...). Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.

+ Yêu cầu của Basel II về vốn cao

Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn ngân hàng hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu an toàn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những ngân hàng này. Vốn này nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ đối với các ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basle I bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Hiện này trên nhiều trang thông tin kinh tế, hầu hết ngân hàng đang tập trung tăng vốn để có thể đáp ứng yêu cầu của Basel II.

53

- Nguyên nhân chủ quan

+ Chưa có văn bản hướng dẫn về việc triển khai Basel II

Theo quy định trong hiệp ước Basel II, các ngân hàng được lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát và phù hợp với năng lực hiện tại của từng ngân hàng. Tại MB, chưa có văn bản quy định chính thức về lộ trình, phương pháp và cách thức triển khai Basel II (hiện chỉ triển khai từng cấu phần tại từng đơn vị, dự án).

+ Chưa hoàn toàn đáp ứng điều kiện triển khai Basel II

Để ứng dụng được các phương pháp Basel II như phương pháp IRB cơ bản thì MB phải ước tính được xác suất vỡ nợ (PD), thiệt hại do vỡ nợ (LGD) dựa trên các đặc điểm về điều kiện tài chính, tài sản đảm bảo, năng lực hoạt động. Còn đối với phương pháp IRB nâng cao thì ngoài hai yếu tố này ra, MB còn cần ước tính được giá trị đáo hạn hiệu dụng M, và giá trị hoạt động khi vỡ nợ EAD. Và những thông tin như vậy chỉ có thể tận dụng cùng với dữ liệu quá khứ để ước tính yêu cầu vốn cho các khoản vay đặc biệt và toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng. Mặc dù MB đã có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng riêng cho mình và nếu cần thiết thì điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp nâng cao nhưng để phát triển và sử dụng được một hệ thống quản trị rủi ro hiện đại thì có cần nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí để triển khai.

+ Thiếu hụt nguồn nhân lực

Một trong những khó khăn khi xem xét việc ứng dụng hiệp ước Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại MB đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung không chỉ đối với MB mà còn đối với tất cả các NHTM Việt Nam và kể cả đối với cơ quan giám sát NHTM như Ngân hàng Nhà nước. Thông qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II, có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và kiến thức quản trị. Ngoài ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu.

54

Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với các chuyên gia ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang cạnh tranh nhau rất lớn để có thể giữ chân những chuyên gia giỏi, am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc uu đãi về mức luơng, thuởng và các hình thức khác nhu thuởng cổ phiếu, trang bị nhà ở và phuơng tiện đi lại... Nhung với tốc độ phát triển mạnh mẽ nhu hiện nay của hệ thống ngân hàng thì số luợng chuyên gia giỏi vẫn chua đủ và cần một sự đào tạo và bổ sung rất lớn. Ngoài ra, cũng có nhiều chuyên gia giỏi đang đảm nhiệm những vị trí cấp cao trong các NHTM, nhung do không có điều kiện hoặc không đủ thời gian để đuợc đào tạo và tiếp cận những kiến thức mới này nên cũng chua có khả năng vận dụng vào công việc thực tế. Hơn nữa, chi phí cho những khóa học với các chuyên gia nuớc ngoài trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng thông thuờng là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của những nguời đuợc đi học

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến hiện trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro nói chung theo tiêu chuẩn Hiệp uớc Basel II của MB hiện nay còn chua hoàn thiện. Để khắc phục đuợc những tồn tại đó, đòi hỏi phải có một nỗ lực mạnh mẽ từ bản thân MB cũng nhu các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng khác để xây dựng một môi truờng tổng thể các yếu tố, điều kiện giúp MB và các ngân hàng Việt Nam nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đủ sức đối mặt với những thách thức cạnh tranh từ bên ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

55

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w