THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ
2.1.2. Tình hình hoạt động và kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2014
Quân đội trong giai đoạn 2014 - 2018
Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn thách thức chung của nền kinh tế, song MB luôn thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo sát sao của NHNN và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra để giành được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, kết quả hoạt động vẫn duy trì mức ổn định theo hướng lợi nhuận, dư nợ lành mạnh, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, thu hút thêm nhiều khách hàng.
27
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của MB giai đoạn 2014 - 2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB giai đoạn 2014-2018)
Bảng 2.1 cho thấy tổng tài sản của MB tăng dần qua các năm với mức tăng trưởng cao nhất là 22.6%. Nguồn vốn huy động và cho vay của MB cũng tăng dần theo từng năm với mức tăng cao nhất lần lượt là 12.7% và 23.8%. Tổng dư nợ cho vay của MB luôn được kiểm soát phù hợp với giới hạn tăng trưởng được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay luôn cao hơn nhiều so với tổng tiền gửi. Do đó, trong giai đoạn tới MB cần tập trung đẩy mạnh huy động vốn để có thể duy trì mức độ tăng trưởng và đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động của NHTM theo quy định của NHNN như tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (tối đa 80%), tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (giảm về 40% từ năm 2019).
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Năm 2018
I Tông dư nợ cho vay 100,57 1 120,30 8 148,883 180,257 206,95 6 1 Theo nhóm nợ 100,57 1 120,30 8 148,883 180,25 7 206,95 6 1.1 Nhóm 1 95,11 4 7 115,97 144,991 175,011 5 201,28 1.2 Nhóm 2 2,71 2 2,3 82 1,905 3,06 2 3,13 6 1.3 Nhóm 3 478 425 896 708 87 2 1.4 Nhóm 4 903 442 476 663 70 4 1.5 Nhóm 5 1,36 4 82 1,0 615 813 9^ 95 2 Theo kỳ hạn 100,57 1 8 120,30 148,883 7 180,25 6 206,95 2.1 Ngắn hạn 62,35 0 62,66 4 72,209 89,18 8 104,43 0 2.2 Trung hạn 19,52 2 6 23,88 29,173 8 30,56 9 28,59 2.3 Dài hạn 18,69 9 33,75 8 47,501 60,50 1 73,96 6 I I Tông nợ quá hạn 5,45 7 4,33 1 3,892 5,24 6 5,67 1 28 ■ 'ΓHιι nhập Iiii Itiiiiiti
Biểu đồ 2.1: Thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế của MB giai đoạn 2014-2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB giai đoạn 2014-2018)
MB có tốc độ tăng trưởng rất tốt trong năm 2017 và 2018, đặc biệt năm 2018, MB đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi thuần dẫn đến thu nhập trước thuế của MB đạt 7,030 tỷ đồng, tăng trưởng 31.3% so với năm 2017. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của MB luôn được giữ ở mức an toàn, thể hiện qua tỷ lệ an toàn vốn CAR các năm ở mức cao hơn so với quy định của NHNN và Basel II. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng trưởng thì tổng tài sản có rủi ro để tính CAR sẽ tăng do đó MB cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án tăng vốn để đáp ứng Basel II.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ ROE, ROA của MB giai đoạn 2014 - 2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB giai đoạn 2014-2018)
29
Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng tốt tuy nhiên tỷ lệ ROA và ROE giai đoạn 2014 - 2018 không có sự tăng trưởng mạnh do MB vẫn đang tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay và tăng vốn điều lệ hàng năm (dẫn đến tăng tài sản và vốn chủ sở hữu). Tuy vậy tỷ lệ ROA và ROE luôn cao hơn mức bình quân của hệ thống NHTM cùng giai đoạn (ROA ở mức 2-3%, ROE ở mức 10%).
Bảng 2.2: Chất lượng tín dụng của MB giai đoạn 2014-2018
III Tông nợ xấu 2,74 5 9 1,94 1,987 2,184 5 2,53 IV Tỷ lệ nợ quá hạn 5.43 % % 3.60 2.61% % 2.91 % 3.04 V Tỷ lệ nợ xấu 2.73 % 1.62 % 1.33% 1.21 % 1.32 % VI Dự phòng rủi ro 2,20 3 1 1,69 1,701 9 2,10 1 3,08 VII Tỷ lệ dự phòng rủi ro/tông nợ xấu 80% % 87 86% 97% % 121
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB giai đoạn 2014-2018)
Bảng 2 cho thấy MB luôn kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu thấp hơn mức yêu cầu của NHNN đối với hệ thống ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu tối đa 3%). Điều này cho thấy
30
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MB đang triển khai tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, nợ quá hạn đang tăng mạnh trong năm 2018 cả về số tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu, một phần do MB đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng (tốc độ tăng trưởng ~ 20%) và cũng là một dấu hiệu cảnh báo chất lượng tín dụng đang có chiều hướng xấu đi. Do vậy, MB cần đánh giá lại danh mục nợ quá hạn để phân tích, đánh giá các khách hàng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu để từ đó áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro phù hợp.
Dự phòng rủi ro là một trong những chỉ tiêu để bù đắp rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng theo quy định của NHNN. Dự phòng rủi ro tại MB được trích lập tuân thủ quy định của NHNN và tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu luôn được giữ ở mức cao (> 80%) và duy trì qua nhiều năm. Điều này cho thấy Ban Lãnh đạo Ngân hàng luôn chú trọng đến việc phát triển thận trọng và đảm bảo tính ổn định trong hoạt động kinh doanh.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của MB giai đoạn 2014 - 2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB giai đoạn 2014-2018)
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 13/2018/TT-
31
NHNN ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro thường xuyên xảy ra nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới thu nhập của NHTM. Nếu quản trị tốt rủi ro tín dụng thì NHTM có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Việc kiểm soát tốt rủi ro tín dụng sẽ tạo điều kiện để NHTM giảm được các tổn thất không đáng có xảy ra và sẽ giúp cho NHTM có lợi thế cạnh tranh về tín dụng với ngân hàng khác.
Tại MB, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được triển khai theo mô hình “3 vòng bảo vệ” tương tự như khuyến nghị của Basel II. Việc quản trị rủi ro tín dụng tại MB là trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận trên toàn hệ thống và có bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro tại Hội sở là Khối Quản trị rủi ro.
2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MB được triển khai trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý, quy định của NHNN. Ngoài ra, MB ban hành các quy định nội bộ để triển khai các quy định của NHNN và tổ chức triển khai hoạt động quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế và chiến lược kinh doanh của MB. Các văn bản/quy định chính bao gồm:
Thứ nhất: Quy định của NHNN trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN -NHNN ngày 31/03/2014 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là văn bản quy định cách thức xác định nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn và là cơ sở quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng theo phương pháp truyền thốn g.
- Văn bản hợp nhất 13/VBHN -NHNN ngày 10/08/2018 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
32
hàng nước ngoài. Văn bản quy định các tỷ lệ, giới hạn an toàn quan trọng trong hoạt động tín dụng như: Tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, giới hạn cấp tín dụng đối với một số đối tượng, mục đích trong hoạt động cho vay...
- Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là văn bản quy định của NHNN hướng dẫn các NHTM xác định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp chuẩn hóa (Standardized Approach - SA), thuộc trụ cột 1 Basel II.
- Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư quy định về cơ cấu mô hình tổ chức, các văn bản, quy định phải triển khai ban hành, thực hiện trong hoạt động quản trị rủi ro. Việc triển khai Thông tư 13/2018/TT-NHNN là cơ sở để các NHTM đáp ứng các yêu cầu tại trụ cột 2 Basel II.
Thứ hai: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại MB.
Bao gồm các quy định trong hoạt động tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàng, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng và kiểm soát sau cấp tín dụng. Các quy định chính bao gồm: Quy định về thị trường mục tiêu (bao gồm khách hàng, ngành/lĩnh vực mục tiêu), quy định về thẩm định và phê duyệt tín dụng, quy định về lãi suất và phí, quy định về kiểm soát rủi ro. Các nội dung cơ bản của quy định theo Phụ lục 05.