TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ
- Nguyên tắc 1, 2, 3 - Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp: Tuân thủ
Tại MB, Hội đồng quản trị ban hành Chính sách Quản trị rủi ro tín dụng, Chính sách tín dụng trong đó quy định về “khẩu vị rủi ro”, giới hạn rủi ro đối với từng khách hàng, ngành/lĩnh vực, sản phẩm... Ban Điều hành chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai các Chính sách do Hội đồng quản trị ban hành. Việc triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng đuợc thực hiện độc lập giữa bộ phận kinh doanh, thẩm định và quản trị rủi ro tập trung tại Hội sở.
- Nguyên tắc 4 - Hoạt động tín dụng và sự hiểu biết về khách hàng vay: Tuân
thủ một phần
MB lựa chọn cấp tín dụng đáp ứng các điều kiện tại sản phẩm và quy định từng thời kỳ. Ngoài ra, MB còn xây dựng quy trình cấp tín dụng riêng đối với từng phân khúc khách hàng (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp) và huớng dẫn thẩm định đối với một số ngành nghề/lĩnh vực rủi ro hoặc có tỷ trọng du nợ lớn (bất động sản, xây lắp, duợc phẩm.). Tuy nhiên, trong một số truờng hợp vẫn có su mất cân xứng trong việc thu thập thông tin nên vẫn xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đánh giá chua chính xác tình trạng kinh doanh của khách hàng dẫn đến phát sinh quá hạn.
- Nguyên tắc 5 - Hạn mức tín dụng: Tuân thủ
Hiện tại, các giới hạn liên quan đến tín dụng đuợc NHNN quy định tại Thông tu 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài và Thông tu 19/2017/TT-NHNN sửa đổi Thông tu 36/2014/TT-NHNN. MB quy định các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng tại Quyết định 92/QĐ-HĐQT ngày 18/01/2018 v/v Ban hành Chính sách tín dụng 2018 và các giới hạn tuân thủ quy định của NHNN. Ngoài ra, Chính sách tín dụng 2018 của MB còn quy định bổ sung một số giới hạn nhu: Giới hạn một số ngành/lĩnh vực uu tiên, hạn chế, duy trì và
93
giới hạn đối với các nhóm sản phẩm (nhà đất, ô tô, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng).
- Nguyên tắc 6, 7 - Quy trình tín dụng: Tuân thủ
Quy trình tín dụng của MB đuợc thiết kế chặt chẽ từ khâu bán hàng cho đến khâu thu hồi, xử lý nợ và tất toán khoản cấp tín dụng. Quy trình tín dụng quy định các buớc phải thực hiện, nội dung công việc, cá nhân thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm thực hiện tại từng buớc. Ngoài ra, Quy trình tín dụng còn quy định các hồ sơ phải cung cấp đối với từng loại hình, nghiệp vụ cấp tín dụngđể triển khai thống nhất, hỗ trợ nhân viên tín dụng trong quá trình tu vấn,thu thập hồ sơ khách hàng. Các khâu trong quy trình luôn đuợc thực hiện qua 02 cấp theo “nguyên tắc 4 mắt” bao gồm cấp đề xuất và cấp kiểm soát/phê duyệt.
- Nguyên tắc 8, 11, 12 - Theo dõi, quản lý tín dụng:Tuân thủ
Hiện tại việc theo dõi, quản lý tín dụng tại MB đang đuợc triển khai tập trung tại Hội sở. Các nội dung, cấu phần báo cáo đã đuợc Hội đồng quản trị phê duyệt tại Quyết định 774/QĐ-HS ngày 17/05/2017 v/v Ban hành Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và giao Giám đốc Khối Quản trị rủi ro triển khai chi tiết các nội dung báo cáo. Việc theo dõi, quản lý tín dụng đuợc thực hiện định kỳ hàng tháng và báo cáo thông tin đến Giám đốc Khối Quản trị rủi ro, Tổng Giám đốc và Ủy ban Quản trị rủi ro; các vấn đề rủi ro sẽ đuợc nhận diện và điều chỉnh định huớng kinh doanh, tăng cuờng kiểm soát rủi ro.
- Nguyên tắc 9 - Kiểm soát các khoản vay: Tuân thủ
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tại MB đuợc triển khai tuân thủ quy định NHNN tại Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài và Thông tu 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.
94
- Nguyên tắc 10, 13 - Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ: Tuân
thủ một phần
MB đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở trong việc phân loại nợ, hỗ trợ hiệu quả để đánh giá khách hàng nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. MB áp dụng xếp hạng khách hàng bằng hệ thống nội bộ từ năm 2014 dựa trên hệ thống đuợc tu vấn từ các đối tác. Hiện tại, MB đang hoàn thiện mô hình luợng hóa rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng mới phù hợp với thông lệ quốc tế và dự đoán chính xác hơn các khách hàng có dấu hiệu rủi ro; từ đó tăng cuờng hiệu quả trong việc đánh giá khách hàng và hạn chế rủi ro phát sinh.
- Nguyên tắc 14, 15, 16 - Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng: Tuân thủ một
phần
Thẩm quyền phê duyệt tại MB đuợc phân quyền theo giá trị cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh/LC...) và loại tài sản bảo đảm (bất động sản, động sản, hàng hóa/khoản phải thu, tín chấp.). Các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn và/hoặc tài sản bảo đảm có giá trị thấp sẽ đuợc phê duyệt bởi các cấp phê duyệt cao hơn. Hệ thống kiểm soát nội bộ đuợc thực hiện định kỳ nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của các đơn vị tham gia vào quy trình cấp tín dụng từ đó phát hiện các lỗi, sai sốt và báo cáo Ban Lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, việc đánh giá lại rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng tại MB chua đuợc triển khai rộng rãi. MB hiện chỉ thành lập 01 nhóm thực hiện hoạt động đánh giá lại rủi ro theo từng chuyên đề, chua thực hiện đối với toàn danh mục.
- Nguyên tắc 17 - Giám sát rủi ro tín dụng: Tuân thủ một phần
MB đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập với những quy trình cụ thể cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý rủi ro. Tuy nhiên, việc kiểm soát nội bộ hiện tại chỉ thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu tu Ban Lãnh đạo, chua có mô hình giám sát cụ thể đối với các khoản cấp tín dụng.
95