TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
THEO MÔ HÌNH “3 VÒNG BẢO VỆ”
- Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị có vai trò và trách nhiệm cao nhất trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm:
+ Thiết lập chiến lược, “khẩu vị rủi ro”, khung chính sách quản trị rủi ro tín dụng, quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, cơ chế kiểm soát, và các nội dung trọng yếu khác liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, tiệm cận thông lệ quốc tế và phù hợp thực tiễn hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện chỉ đạo và kiểm tra, giám sát Ban Điều hành trong việc thực hiện các định hướng của Hội đồng quản trị về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
+ Xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Quản trị rủi ro, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, NHNN và/hoặc tổ chức kiểm toán độc lập.
+ Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng, đảm bảo các thông lệ tốt nhất liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng được phát triển và áp dụng.
- Ủy ban Quản trị rủi ro:
+ Đề xuất, tham mưu Hội đồng quản trị về chiến lược, “khẩu vị rủi ro”, khung chính sách quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, cơ chế kiểm soát và các nội dung trọng yếu khác liên quan đến hoạt động tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tiệm cận thông lệ quốc tế và phù hợp thực tiễn hoạt động.
+ Tham mưu Hội đồng quản trị giám sát Ban Điều hành trong việc thực thi các chỉ đạo, định hướng của Hội đồng quản trị đối với hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
79
+ Đề xuất, tham mưu và thực hiện các nội dung được Hội đồng quản trị phân công/giao thẩm quyền liên quan đến phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và các biện pháp thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro trên toàn hệ thống ngân hàng, đảm bảo hiệu quả, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ có liên quan từng thời kỳ.
+ Tham mưu Hội đồng quản trị giám sát Ban Điều hành trong việc thực thi các quyết định phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý.
- Ban Kiểm Soát
+ Đề xuất, tham mưu Hội đồng quản trị về hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro tín dụng.
+ Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ của ngân hàng trong việc quản trị, điều hành hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng; chỉ đạo, giám sát hoạt động kiểm toán nội bộ đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và quy định nội bộ.
- Ban Điều hành:
+ Triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo phù hợp với định hướng của Hội đồng quản trị và thực tiễn kinh doanh: Ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng; Giám sát hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các cá nhân, đơn vị trên toàn hệ thống; Xây dựng và hướng dẫn các đơn vị trên toàn hệ thống áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng phù hợp.
+ Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị liên quan đến các yêu cầu, kiến nghị của NHNN và tổ chức kiểm toán độc lập về công tác quản trị rủi ro tín dụng.
+ Triển khai xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cán bộ nhận viên hiểu thống nhất, đầy đủ các rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như vai trò, trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan; đồng thời đảm bảo các thông lệ tốt nhất liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng được triển khai và áp dụng.
80
- Vòng bảo vệ thứ nhất:
+ Chức năng kinh doanh:
> Tích cực nhận diện, đánh giá các rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nghiệp vụ kinh doanh.
> Thường xuyên rà soát danh mục khách hàng, định kỳ đánh giá lại các sản phẩm/chương trình kinh doanh; kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính, việc thực hiện các cam kết của từng khách hàng; quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng tín dụng của đơn vị mình.
> Phối hợp với các đơn vị thuộc vòng bảo vệ thứ hai trong việc nghiên cứu thiết lập các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng.
> Quy hoạch và chuẩn hóa các điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng phù hợp với quy mô, địa bàn hoạt động, ngành nghề kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu
quả cho MB.
> Đề xuất và thực thi kịp thời/nhanh chóng các biện pháp kiểm soát ngay khi có rủi ro phát sinh.
+ Chức năng vận hành, hỗ trợ:
> Phát hiện và đánh giá các rủi ro tiểm ẩn/hiện hữu trong công tác vận hành.
> Theo dõi lịch trả nợ, tình hình thực hiện cam kết của khách hàng và việc tuân thủ các nội dung phê duyệt khi thực hiện giải ngân/phát hành.
> Kiểm soát rủi ro thông qua đề xuất xây dựng và triển khai các quy định/hướng dẫn, công cụ hỗ trợ hoạt động vận hành (trong đó bao gồm các hình thức, các chốt kiểm soát phù hợp để quản lý rủi ro tín dụng có thể phát sinh) đảm bảo an toàn, cải tiến liên tục và nâng cao năng suất lao động.
> Chủ động triển khai cũng như phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng.
+ Chức năng thẩm định:
> Tổ chức thẩm định phương án đảm bảo thận trọng và toàn diện - phân tích toàn bộ các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.
81
> Xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập liệu thông tin hỗ trợ quá trình theo dõi, khai thác, phân tích chất luợng thẩm định/phê duyệt tín dụng toàn hệ thống. > Thiết kế phuơng án phù hợp với tính chất, mức độ rủi ro của khách hàng và
thống nhất với các điều kiện sản phẩm/chuơng trình kinh doanh đuợc áp dụng, trong đó đặc biệt luu ý quy định biện pháp kiểm soát đối với các rủi ro phát hiện trong quá trình thẩm định.
+ Chức năng phê duyệt:
> Phát hiện, phân tích các nguy cơ rủi ro, tính hợp lý về các thông tin của đơn vị đề xuất/thẩm định và ra quyết định phê duyệt tín dụng với trách nhiệm cao, khách
quan và hiệu quả.
> Chủ động rà soát hiệu quả, chất luợng tín dụng của các phuơng án đã phê duyệt, tính khả thi của việc thực hiện các điều kiện phê duyệt.
> Quy định cụ thể các biện pháp kiểm soát rủi ro căn cứ đặc thù khách hàng/phuơng án (bao gồm nhung không giới hạn: yêu cầu về nhận và quản lý biện
pháp bảo đảm, mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa, cam kết chuyển
doanh thu...).
> Kịp thời điều chỉnh hoặc ngừng thực hiện các phuơng án tín dụng đã phê duyệt trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp với các cam kết, thỏa thuận giữa ngân hàng và
khách hàng tại các văn kiện tín dụng trong truờng hợp phát hiện các thông tin/dấu
hiệu rủi ro có khả năng gây thiệt hại về tài sản cho ngân hàng mà tại thời điểm phê
duyệt chua đuợc đánh giá/đánh giá chua đầy đủ, hoặc phát hiện việc thực hiện các
quyết định tín dụng không đúng với điều kiện phê duyệt truớc đó và/hoặc trái với quy định pháp luật, quy định của ngân hàng.
82
> Tham mưu/đề xuất cho Hội đồng quản trị, Ủy ban Quản trị rủi ro, Hội đồng Xử lý rủi ro, Ban Điều hành trong việc xây dựng, ban hành các văn bản thuộc khung chính sách quản trị rủi ro tín dụng và thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng. > Đề xuất và thực hiện tính toán vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng tuân thủ quy
định của NHNN và quy định của ngân hàng từng thời kỳ.
> Tổ chức truyền thông, phổ biến các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
+ Chức năng kiểm soát tài chính:
> Phân tích tài chính, đánh giá việc quản lý hiệu quả và chi phí rủi ro của hoạt động tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến lợi nhuận và tỷ suất sinh
lời của ngân hàng.
> Xây dựng kế hoạch phân bổ vốn phù hợp với kết quả đo lường, dự báo về rủi ro tín dụng.
> Đề xuất và triển khai các giải pháp quản trị tài chính, quản lý và phát triển vốn tự có hiệu quả, tuân thủ các quy định về vốn đối với rủi ro tín dụng và tăng trưởng tín dụng.
+ Chức năng kiểm tra - kiểm soát nội bộ:
> Định kỳ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định, quy trình, hướng dẫn của ngân hàng tại các đơn vị.
> Kiến nghị xây dựng các chốt kiểm soát, bổ sung các quy định để đảm bảo công tác quản trị rủi ro được triển khai toàn diện; đồng thời đưa ra các ý kiến tư vấn
về kiểm tra tuân thủ độc lập với đơn vị kinh doanh.
+ Chức năng tuân thủ và pháp chế:
> Đánh giá, kiểm soát pháp lý trước khi ban hành các văn bản quy định nội bộ trên cơ sở nhận diện đầy đủ, chính xác rủi ro liên quan.
> Xây dựng các chính sách, quy định nội bộ về tuân thủ, đào tạo/hướng dẫn, thực hiện theo dõi, phân tích các vấn đề liên quan đến tuân thủ trên phạm vi toàn ngân hàng; cập nhật, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt
83
> Tư vấn pháp lý trong hoạt động tín dụng cho các đơn vị có liên quan; đánh giá và kiến nghị xây dựng các quy trình, chính sách để đảm bảo công tác quản trị rủi
ro tín dụng tuân thủ quy định pháp luật. - Vòng bảo vệ thứ ba:
> Kiểm soát rủi ro tín dụng trên cơ sở rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan hệ thống xếp hạng tín dụng, các hoạt động thuộc vòng bảo vệ thứ nhất,
vòng bảo
vệ thứ hai căn cứ mức độ rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. > Xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu
của Hội đồng quản trị/Ban Kiểm soát, và tổ chức triển khai theo phê duyệt, đảm bảo
chất lượng và hiệu quả giám sát.
> Báo cáo kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng từng thời kỳ; kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót, xử
lý vi phạm; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ
84