Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 75 - 77)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

3.2.3. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ quản trị rủi ro tín dụng

phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, nhờ định lượng rủi ro cho vay mà việc trích lập dự phòng sẽ chính xác hơn đối với bản thân MB.

+ Nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay từ đó điều chỉnh ngược trở lại với các tiêu chí xếp hạng khách hàng hiện đang áp dụng tại MB.

+ Xác định chính xác được giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình Swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của MB sau này.

3.2.3. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ quản trị rủi ro tíndụng dụng

Do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn. Nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì MB cần thực hiện một số biện pháp như:

Thứ nhất: Hoạt động kiểm soát nội bộ

- Cần quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp

vụ, đảm bảo tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của hệ thống này.

- Quán triệt nguyên tắc tăng vốn cho ngân hàng trong thời gian tới (bất kể hình thức nào), hay mở rộng tín dụng, mở chi nhánh, triển khai nghiệp vụ mo`i... phải đi

đôi với tăng cường quản trị mà trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải tăng

63

và đồng đều trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu: Cần đua ra tiêu chuẩn nghề nghiệp về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại chính ngân hàng mình (với chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tuơng ứng). Nguời thực hiện công tác kiểm soát nội bộ cần đuợc đào tạo và cấp chứng chỉ. Đây đuợc coi nhu chứng chỉ hành nghề đối với kiểm soát viên tại ngân hàng để đảm bảo yêu cầu về trình độ và năng lực. Bên cạnh đó, MB cũng phải đảm bảo số luợng tối thiểu về kiểm soát viên, đảm bảo tính độc lập với việc bảo đảm mức thu nhập hợp lý cho kiểm soát viên... nhằm khuyến khích cán bộ làm ở vị trí này một cách có trách nhiệm.

- Xây dựng và thiết lập văn hóa kiểm soát cẩn trọng trong hoạt động tại ngân hàng: Do hoạt động ngân hàng là loại hình đặc thù, nên cần phải đảm bảo rằng tất

cả các khâu trong hoạt động ngân hàng ở các chi nhánh, phòng giao dịch của MB phải có kiểm soát nội bộ và tách biệt với hoạt động kinh doanh trực tiếp của ngân hàng. Hàng năm, đội ngũ kiểm soát nội bộ phải đuợc đào tạo, bồi duỡng cập nhật về nghiệp vụ, giới thiệu về sản phẩm mới, tình hình rủi ro mới. Đối với nguời quản

lý ngân hàng, nhất thiết phải qua lớp kiểm soát nội bộ cho cấp quản lý, hoặc

quản lý

rủi ro ngân hàng ở mức tuơng xứng.

Thứ hai: Hoạt động kiểm toán nội bộ

- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và soát xét chất luợng kiểm toán: Đánh giá một cách thuờng xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và đề ra

giải pháp

xử lý rủi ro thích hợp; đặc biệt cần kiểm toán một các thuờng xuyên đối với các nghiệp

vụ chứa đựng rủi ro. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp kiểm toán viên xác định rõ

trách nhiệm đuợc giao, tránh đuợc những sai sót trong từng nội dung, từng buớc công

64

nhân tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng của kiểm toán nội bộ. Trước hết, MB cần phải tuyển dụng đào tạo kiểm toán viên nội bộ đủ về số lượng và chất lượng. Bên cạnh các giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn thì MB cũng cần phải có giải pháp nâng cao giá trị đạo đức của kiểm toán viên nội bộ như chế độ ưu đãi về lương, khen thưởng, cơ hội thăng tiến cho kiểm toán viên nội bộ, bắt buộc kiểm toán viên nội bộ không kiêm nhiệm các công việc chuyên môn khác và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc nếu họ vi phạm các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp do ngân hàng quy định. Kiểm toán viên nội bộ phải được các chế độ ưu đãi cao hơn tương xứng với trách nhiệm của họ và tính chất quan trọng của công việc, như vậy thì kiểm toán viên sẽ có ý thức trách nhiệm hơn, đảm bảo về tính độc lập, khách quan, trung thực trong công tác nên hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

- Cần tăng cường tính độc lập của kiểm toán nội bộ: Tính độc lập này được thể hiện trên thực tế đó là bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải được thiết lập mà không chịu sự can thiệp và tác động của các bộ phận khác. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có khả năng đưa ra các ý kiến và quyết định độc lập trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ cuộc kiểm toán. Tăng cường áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kiểm toán nội bộ, vì kiểm toán viên nội bộ cần phải xử lý rất nhiều dữ liệu tài chính nên việc áp dụng các thủ tục, quy trình kiểm toán mới cũng như công nghệ mới để thực hiện chọn mẫu, nghiên cứu khả thi và kiểm toán máy là hết sức cần thiết.

Ngoài ra, các cuộc kiểm toán cần được thực hiện một cách thường xuyên hơn (định kỳ hàng quý hoặc hàng 6 tháng thay vì hàng năm đối với các nghiệp vụ chứa đựng rủi ro cao) và cần nâng cao vai trò của báo cáo kết quả kiểm toán vì đây là khâu cuối cùng khi đưa thông tin đến người đọc bản chất của sự vật, hiện tượng thông qua phân tích, đánh giá các thông tin đã thu thập một cách khách quan, trung thực. Bởi vậy phải chú ý khi kết luận, kiểm toán viên phải có cơ sở trên những việc đã xảy ra để phân tích, đối chiếu với các chuẩn mực, không nên chung chung, thiếu bằng chứng cụ thể hoặc trình bày không rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w