Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 82 - 83)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan

Thứ nhất: ôn định kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện cần thiết cho việc ổn định kinh doanh, tạo cơ sở để các ngân hàng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tạo nguồn lực cho việc tái cơ cấu, triển khai áp dụng các thông lệ tốt nhất trên thế giới về quản trị rủi ro. Chính phủ cần tiếp tục kiểm soát và duy trì sự ổn định thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán và thị trường ngoại hối.

Thứ hai: Phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập

Theo khuyến nghị của Basel II, các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xếp hạng tín dụng khách hàng. Trường hợp triển khai phương pháp SA, các tổ chức xếp hạng độc lập là người cung cấp dịch vụ cho ngân hàng để xác định một số yếu tố đầu vào quan trọng khi lượng hóa rủi ro; trường hợp áp dụng phương pháp IRB, kết quả xếp hạng của các tổ chức này là cơ sở để các ngân hàng đánh giá, so sánh mức độ chính xác, phù hợp với các kết quả,

70

ước lượng nội bộ.

Thứ ba: Tiếp tục phát triển thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường

- Chính phủ cần hỗ trợ VAMC xử lý các vướng mắc khi mua bán, xử lý nợ theo cơ chế thị trường như: Cơ sở, quyền của VAMC trong việc xử lý nợ; xử lý tài

sản bảo đảm... thông qua các văn bản pháp lý.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân mua nợ của các ngân hàng theo cơ chế thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tại điều kiện phát huy nguồn lực xã hội để xử lý nợ xấu.

- Xây dựng các văn bản pháp lý về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức Trung gian tài chính thực hiện chứng khoán hóa khoản nợ (SPE - Special Purpose Entity) tạo điều kiện để các ngân hàng xử lý nợ xấu thông qua chứng khoán

hóa các khoản nợ.

- Hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến quyền tài sản bao gồm việc xác lập quyền sở hữu, sử dụng tài sản; tạo điều kiện cho các ngân hàng xử lý tài sản

bảo đảm của các khoản nợ xấu. Đối với khâu thi hành án cần cải thiện theo hướng

đơn giản hóa thủ tục pháp lý, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w