THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ
2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
- Nhận diện rủi ro tín dụng
Việc nhận diện rủi ro tín dụng được triển khai tại 02 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn cấp tín dụng và giai đoạn giám sát tín dụng.
Tại giai đoạn cấp tín dụng, các bộ phận tham gia bao gồm cán bộ tại các đơn vị kinh doanh và cán bộ thẩm định, phê duyệt. Đây là giai đoạn MB thu thập thông tin của khách hàng để thực hiện thẩm định và xếp hạng tín dụng khách hàng, là cơ sở để lập báo cáo thẩm định. Các nội dung đánh giá khách hàng tại
33
báo cáo thẩm định bao gồm: Tư cách pháp lý của khách hàng, khả năng trả nợ, ý thức trả nợ, tài sản bảo đảm và phương án vay vốn (số tiền vay, mục đích sử dụng vốn, kỳ hạn trả nợ...). Trên cơ sở phân tích các nội dung này, cán bộ thẩm định sẽ đánh giá các rủi ro phát sinh và đề xuất việc xem xét cấp tín dụng cho khách hàng đến cấp phê duyệt. Thông thường, MB chỉ xem xét cấp tín dụng khi khách hàng xếp hạng tín dụng từ A trở lên theo thang điểm xếp hạng tại MB, khách hàng có ý thức và đảm bảo khả năng trả nợ, khách hàng không tiềm ẩn phát sinh rủi ro hoặc MB có thể kiểm soát tốt các rủi ro này.
Nhận diện rủi ro tín dụng tại giai đoạn giám sát tín dụng cũng là nội dung quan trọng tuy nhiên chưa được tập trung đẩy mạnh tại MB. Tương tự như giai đoạn cấp tín dụng, tại giai đoạn này MB thực hiện đánh giá lại các thông tin đã thu thập từ khách hàng, thường được thực hiện định kỳ 6 - 12 tháng. Khi phát hiện khách hàng suy giảm chất lượng tín dụng, cán bộ tín dụng phải báo cáo kịp thời đến lãnh đạo đơn vị để có phương án xử lý kịp thời.
- Đo lường rủi ro tín dụng
Hiện tại MB đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường rủi ro tín dụng khách hàng. xếp hạng tín dụng được áp dụng tách biệt đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Các tiêu chí chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng cá nhân bao gồm: Độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình hình hôn nhân gia đình, thu nhập và tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Các tiêu chí chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp phức tạp hơn khách hàng cá nhân do phải xác định các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh của khách hàng như nhu cầu vốn lưu động, chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động (các vòng quay), chỉ tiêu kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROA.). Kết quả xếp hạng tín dụng bao gồm 10 hạng từ cao đến thấp bao gồm: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.
Ngoài ra, MB còn thực hiện đo lường rủi ro tín dụng theo hệ số rủi ro của khách hàng theo quy định của NHNN tại Thông tư 41/2016/TT -NHNN (phương pháp SA theo Basel II). Một số khách hàng có hệ số rủi ro cao như: Vốn chủ sở
34
hữu âm (250%), tỷ lệ đòn bẩy > 50% (120 - 160%), khách hàng mới thành lập dưới 1 năm (150%), khách hàng kinh doanh bất động sản (200%)... Việc cấp tín dụng đối với các khách hàng có hệ số rủi ro cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản có rủi ro, từ đó làm giảm hệ số an toàn vốn CAR. Theo quy định nội bộ, MB sẽ không cấp tín dụng đối với các khách hàng có hệ số rủi ro trên 150%, các khách hàng có hệ số rủi ro cao trên 100% sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn các khách hàng còn lại để bù đắp rủi ro.
Mặc dù đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phương pháp tiêu chuẩn để đo lường rủi ro tín dụng của khách hàng, tuy nhiên MB vẫn chưa chính thức có hệ thống có thể xác định xác suất vỡ nợ (PD) và tổn thất dự kiến (EL) của khách hàng.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng được triển khai trên cơ sở lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức độ chấp nhận và phù hợp với định hướng hoạt động kinh doanh tại MB. Các biện pháp bao gồm: Từ chối cấp tín dụng, chuyển giao rủi ro (mua bảo hiểm, sử dụng hợp đồng hoán đổi rủi ro), phòng ngừa rủi ro (thiết lập các giới hạn/hạn mức, tăng cường tài sản bảo đảm), giảm thiểu và xử lý rủi ro.
- Báo cáo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng:
Định kỳ (tối thiểu hàng quý) hoặc đột xuất theo yêu cầu, Khối Quản trị rủi ro và các đơn vị có liên quan thực hiện báo cáo Hội đồng Quản trị, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ban Điều hành về hoạt động quản trị rủi ro. Phạm vi và mức độ báo cáo (số liệu, các đề xuất kiến nghị) được xác định thực tiễn nhu cầu quản trị của MB đối với từng tiêu chí, cấu phần và cụ thể theo từng đối tượng nhận báo cáo.