HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.4.1.Ket quả đạt được

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 60 - 63)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.4.1.Ket quả đạt được

2.4.1. Ket quả đạt được

Trên cơ sở ban hành, triển khai các quy định nội bộ nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng và đáp ứng yêu cầu của Basel II, đẩy mạnh xây dựng hệ thống, mô hình lượng hóa rủi ro (dự án PD), MB đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Theo quy định trong Trụ cột 1 của Hiệp ước Basel II, các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường là 8% dựa trên cơ sở vốn cấp 1, vốn cấp 2. Trong đó, các phương pháp đánh giá rủi ro của Basel II cũng phức tạp hơn so với Basel I, nhưng chính xác hơn do đánh giá dựa trên nhiều cơ sở.

Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của MB đều cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước và vượt tiêu chuẩn quy định của Basel II. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của MB năm 2016 là 12.5% và năm 2017 là 12% (cao hơn mức tối thiểu 9% theo quy định của NHNN). Khi thực hiện tính toán theo chuẩn mực mới Basel II, tỷ lệ an toàn vốn là 9.7% (cao hơn mức tối thiểu 8% tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN). Tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện năng lực tài chính của MB tương đối mạnh và ổn định trong thời gian qua, phù hợp với tiêu chuẩn quy

48

định của Basel II.

Thứ hai: Chất lượng tín dụng

Trong những năm qua, MB luôn kiểm soát tốt tình nợ quá hạn, nợ xấu ở mức độ cho phép và thấp hơn mức yêu cầu của NHNN. Đây là một trong những điểm mạnh trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB. Qua việc phân tích rủi ro tín dụng tại MB có thể đánh giá MB đã kiểm soát tương đối tốt rủi ro tín dụng so với các ngân hàng khác. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro đều ở mức độ cho phép và thấp hơn với những chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng.

Thứ ba: Mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro

Theo tiêu chuẩn của Basel II thì công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại MB đã thực hiện rất tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Cụ thể như sau:

- về công tác phân loại nợ, tính toán dự phòng rủi ro: Ít nhất mỗi tháng một

lần, các chi nhánh của MB thực hiện phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích lập

dự phòng rủi ro, số liệu lấy đến thời điểm ngày làm việc cuối tháng. Đối với các khoản nợ xấu, hàng tháng các chi nhánh phải thực hiện phân tích và đánh giá lại khả

năng trả nợ của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi.

- Về việc trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực

hiện hàng tháng để hình thành nguồn tập trung tại Hội sở. Trên cơ sở kết quả kinh

doanh, tình hình phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích dự phòng rủi ro của các

chi nhánh theo quy định này, MB xác định số dự phòng phải trích hàng tháng để trích lập và phân bổ chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho từng chi nhánh. Những chi

nhánh chưa trích đủ dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ, căn cứ vào số dự phòng còn phải trích, MB phân bổ tiếp số chi phí dự phòng còn thiếu cho chi

49

hoạt động ngân hàng được thực hiện sâu hơn, thực tiễn hơn thông qua việc kiểm tra thực tế thường xuyên hơn, không chỉ kiểm tra sau khi sự việc đã xảy ra mà kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện cung ứng sản phẩm đến khách hàng.

Trình độ và năng lực làm việc của cán bộ kiểm toán nội bộ không ngừng được nâng cao thông qua việc các ngân hàng đã chú trọng tuyển chọn cán bộ có năng lực và có kinh nghiệm làm việc từ các bộ phận trong ngân hàng về làm công tác kiểm tra nội bộ. Mặt khác, công tác đào tạo lại các cán bộ kiểm toán nội bộ cũng được chú trọng hơn, tạo điều kiện để cán bộ được tiếp xúc và cập nhật thường xuyên các nghiệp vụ/sản phẩm mới trong ngân hàng.

Thứ năm: Công tác công bố thông tin

Công tác công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường tại MB đã được thực hiện đều đặn và minh bạch hơn. Trong mấy năm gần đây, trước yêu cầu của NHNN về việc phải đảm bảo số liệu báo cáo đầy đủ hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn, hơn nữa do yêu cầu của chính các NHTM về việc phải có thông tin đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm phục vụ tốt công tác quản lý điều hành, công tác báo cáo thống kê tại MB đã được thực hiện một cách bài bản hơn, đều có bộ phận chuyên trách tổng hợp báo cáo thống kê theo cả ngành dọc và ngành ngang. Ngoài ra MB còn thể hiện sự quan tâm hơn đến công tác báo cáo thống kê thông qua việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác báo cáo thống kê, tăng chi phí đầu tư máy móc công nghệ, không ngừng cải tiến hệ thống mẫu biểu báo cáo nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu báo cáo theo yêu cầu, thay đổi quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý tốt nhất chất lượng thông tin trên hệ thống (tách độc lập bộ phận tác nghiệp số liệu trên hệ thống...

Bên cạnh việc chú trọng quản lý số liệu báo cáo thống kê, MB trong thời gian qua đều tập trung đầu tư công nghệ mới, tận dụng tối đa khả năng khai thác số liệu từ hệ thống, tăng tỷ trọng tổng hợp số liệu báo cáo thống kê một cách tự động, giảm khối lượng công việc làm bằng tay... Vì vậy, số liệu báo cáo thống kê phản ánh chính xác hơn tình hình thực tế, hỗ trợ công tác quản lý điều hành một cách có hiệu quả hơn.

50

Thứ sáu: Xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

MB đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và sử dụng để đánh giá, lựa chọn khách hàng trong quá trình cấp tín dụng (bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp). Hiện tại, trên cơ sở tư vấn của đối tác Experian và tiến đến đáp ứng các chuẩn mực Basel II; MB đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng mới để ước lượng xác suất vỡ nợ (PD) của khách hàng cá nhân và dự kiến triển khai trong năm 2019. Với hệ thống xếp hạng tín dụng mới, kết quả xếp hạng tín dụng sẽ phản ánh chính xác thực trạng của khách hàng, khả năng vỡ nợ từ đó MB có thể chủ động đưa ra các phương án xử lý phù hợp (không cấp tín dụng, tăng lãi suất để bù đắp rủi ro...).

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w