PHỤ LỤC 05: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MB

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 109 - 116)

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

PHỤ LỤC 05: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MB

- Các nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng

+ Nguyên tắc minh bạch:

> Cấp có thẩm quyền ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn triển khai hoạt động tín dụng phù hợp chiến lược, “khẩu vị rủi ro”, phương thức cung cấp

dịch vụ,

thực tiễn hoạt động của MB, sự biến động mô hình kinh doanh của khách

hàng và

thông lệ quốc tế.

> Việc ra quyết định liên quan đến hoạt động tín dụng chỉ thực hiện khi có căn cứ rõ ràng trên cơ sở hiểu biết về khách hàng/phương án, nhận diện đầy

đủ, đo

lường chính xác, giám sát và kiểm soát chặt chẽ đối với toàn bộ rủi ro tín

dụng đảm

bảo rủi ro tín dụng nằm trong mức chấp nhận của ngân hàng.

> Các cá nhân, đơn vị được truyền thông, tiếp cận các quy định, thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng tương ứng với chức năng, nhiệm vụ

được giao, và chủ động phản hồi/đề xuất ý kiến khi phát hiện các vi phạm, rủi ro.

+ Nguyên tắc phân tán rủi ro:

Việc phát triển hoạt động tín dụng phải đảm bảo đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng, hạn chế rủi ro tập trung trên cơ sở xây dựng, kiểm soát chặt chẽ các giới hạn đối với ngành/nghề, sản phẩm, khách hàng/nhóm khách hàng, kỳ hạn, các lĩnh vực có rủi ro cao phù hợp với định hướng của Hội đồng quản trị từng thời kỳ.

+ Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả

> Các quyết định tín dụng và việc triển khai hoạt động tín dụng phải cân bằng giữa tổng thu nhập và rủi ro.

> Thu nhập từ hoạt động tín dụng phải bù đắp được các chi phí vốn, chi phí hoạt động và rủi ro phát sinh từ khoản cấp tín dụng. Trường hợp phát sinh rủi

96

nhân).

+ Nguyên tắc độc lập khách quan và phân định trách nhiệm

> Quản trị rủi ro tín dụng là trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban Điều hành và các cá nhân, đơn vị trên toàn hệ thống.

> Mọi cá nhân, đơn vị tham gia vào quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách khách quan,

trung thực, vì lợi ích của MB và chịu trách nhiệm truớc pháp luật, MB về

việc thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ đuợc giao.

> Các cá nhân, đơn vị đuợc phân định chức năng, nhiệm vụ theo huớng chuyên môn hóa - chuyên nghiệp hóa trong hoạt động tín dụng, tách biệt giữa các

khâu bán

hàng - thẩm định - phê duyệt - vận hành đảm bảo tính độc lập, ngăn ngừa

xung đột lợi

ích và tăng năng suất lao động tại tất cả các khâu của quy trình tín dụng. - Quy định về thị trường mục tiêu

Định huớng về thị truờng mục tiêu là cơ sở để MB phát triển hoạt động tín dụng trên toàn hệ thống đảm bảo phù hợp với chiến luợc kinh doanh, mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận và đuợc cụ thể hóa trong từng thời kỳ:

+ Theo ngành/lĩnh vực: Ưu tiên cấp tín dụng đối với các ngành ngành/lĩnh vực có tiềm năng tăng truởng tốt, MB có thế mạnh khai thác, mang lại doanh thu sau rủi ro cao và tỷ lệ nợ xấu thấp. Trong đó, MB lựa chọn 3 - 5 ngành/lĩnh vực dài hạn để trở thành ngân hàng tài trợ chủ chốt, có uy tín và thị phần lớn trên thị truờng, đồng thời hàng năm lựa chọn thêm một số ngành/lĩnh vực uu tiên khác (nếu cần).

+ Theo sản phẩm: Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm MB có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với xu huớng thị truờng (sản phẩm tài trợ theo chuỗi, sản phẩm điện tử, sản phẩm bán chéo giữa các đơn vị thuộc Tập đoàn MB,...).

+ Theo đối tuợng khách hàng: Tập trung cấp tín dụng đối với khách hàng có uy tín, tình hình hoạt động và năng lực tài chính tốt, đạt yêu cầu về mức xếp hạng

97

NHNN, Hội đồng quản trị thông qua tiêu chuẩn, điều kiện, danh sách khách hàng đuợc cấp tín dụng và giao Ủy ban Tín dụng thực hiện phê duyệt, Ủy ban Tín dụng có trách nhiệm báo cáo định kỳ (tối thiểu hàng quý) Hội đồng quản trị về các khoản cấp tín dụng đã phê duyệt. MB thực hiện báo cáo và thông báo công khai khoản cấp tín dụng tuân thủ quy định của pháp luật.

+ Không cấp tín dụng cho các đối tuợng bị pháp luật cấm.

- Quy định về lãi suất cho vay và phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng

+ Hội đồng quản trị quyết định khung lãi suất cho vay tối thiểu (mức sàn), Ban Điều hành chủ động ban hành các mức lãi suất cụ thể đối với khách hàng trên cơ sở khung lãi suất cho vay đảm bảo có hiệu quả.

+ Lãi suất cho vay đuợc xác định trên các nguyên tắc sau:

> Đảm bảo bù đắp chi phí vốn (bao gồm lãi suất huy động bình quân - cost of fund, chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi phí hoạt động phân bổ

cho huy

động) và rủi ro của khoản vay.

> Đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ của MB theo từng giai đoạn chiến luợc về phân khúc khách hàng, sản phẩm, kỳ hạn, khu vực, các lĩnh vực uu

tiên, các khách hàng MB cần thu hút,...

> Tuân thủ quy định của Chính Phủ/NHNN đối với các chuơng trình, lĩnh vực tài trợ có chỉ đạo uu tiên lãi suất mà MB tham gia.

+ HĐQT quyết định nguyên tắc xây dựng biểu phí và mức phí tối thiểu, trên cơ sở đó Tổng Giám đốc ban hành biểu phí áp dụng đối với khách hàng đảm bảo phù hợp. Biểu phí của MB đuợc xây dựng đảm bảo các nguyên tắc sau:

> Tuân thủ quy định của pháp luật về phí dịch vụ ngân hàng. > Đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị truờng.

> Bù đắp đuợc các chi phí phát sinh phải trả cho NHNN hoặc bên thứ ba cung cấp dịch vụ cho MB.

98

số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba, và sản phẩm phái sinh tín dụng.

+ Ưu tiên áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng để tối ưu hóa tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) tuân thủ quy định của NHNN từng thời kỳ.

- Quy định về xếp hạng tín dụng

+ Các quy định, quy trình về xếp hạng tín dụng và kiểm tra tính chính xác của việc xếp hạng; mỗi mức xếp hạng rủi ro phải phản ánh một mức độ rủi ro cụ thể của từng khách hàng và/hoặc danh mục tín dụng.

+ Mô hình xếp hạng tín dụng có khả năng lượng hóa được các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng/khoản cấp tín dụng (PD, LGD, EAD, EL,...) trên cơ sở sử dụng các bộ chỉ tiêu để đánh giá/xếp hạng khách hàng.

+ Cơ sở dữ liệu và các phương pháp quản lý dữ liệu phục vụ cho mô hình. + Cơ chế kiểm tra, giám sát hệ thống xếp hạng đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc:

> Không xung đột lợi ích: Các đơn vị liên quan phải đảm bảo nguyên tắc độc lập, không xung đột về lợi ích.

> Minh bạch: Hệ thống xếp hạng tín dụng được thiết lập và triển khai minh bạch để cơ quan có thẩm quyền, tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bên thứ ba

có thể

thanh tra, giám sát, kiểm toán hoặc thực hiện các công việc khác theo quy

định một

cách thuận tiện.

> Phân định trách nhiệm: Quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ, đơn vị liên quan tới việc xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng.

> Ứng dụng: Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được sử dụng trong hoạt động quản trị rủi ro hàng ngày, từ việc xây dựng các chiến lược, chính sách kinh

doanh/quản trị đến triển khai và quản lý toàn bộ hoạt động tín dụng.

> Đánh giá lại: Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được đánh giá định kỳ (tối thiểu hàng năm) hoặc đột xuất bởi đơn vị độc lập với cá nhân/đơn vị thực

99

+ Có kế hoạch kinh doanh cụ thể đối với sản phẩm mới, hoạt động tại thị trường mới, bao gồm: Lợi ích của sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới; đánh giá rủi ro có thể phát sinh cũng như tác động của việc cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới đối với vốn chủ sở hữu và thu nhập của MB; quy mô, thời gian thử nghiệm cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới phù hợp khả năng kiểm soát của ngân hàng.

+ Hoàn thành giai đoạn thử nghiệm và kết quả thử nghiệm đáp ứng được các mục tiêu đã thiết lập.

+ Ban hành đầy đủ các quy trình hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan đến sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới.

+ Có đầy đủ các quy trình nhận dạng, đo lường, đánh giá, theo dõi và kiểm soát các rủi ro trọng yếu từ việc cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, tạm dừng hoặc thu hẹp phạm vi/quy mô triển khai trong trường hợp sản phẩm/thị trường mới phát sinh rủi ro cao và/hoặc hiệu quả không đạt kỳ vọng.

- Quy định về thẩm định và phê duyệt tín dụng

+ Mô hình thẩm định và phê duyệt tín dụng tại MB được tổ chức theo hướng tập trung, trong đó hình thành các nhóm chuyên gia thẩm định và cấp phê duyệt tách biệt nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan và chuyên môn hóa cao trong công tác bán hàng - thẩm định - phê duyệt.

+ Hoạt động thẩm định, phê duyệt tín dụng thực hiện theo nguyên tắc “4 mắt” - mỗi phương án phê duyệt đều có ý kiến của Đơn vị kinh doanh, cơ quan thẩm định và cấp phê duyệt, trừ trường hợp các phương án thuộc luồng thẩm định, phê duyệt tự động (các phương án này được hệ thống tự động thẩm định, phê duyệt căn cứ các bộ chỉ tiêu thiết lập sẵn, trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật và MB từng thời kỳ).

+ Việc thẩm định, phê duyệt tín dụng được tiến hành trên cơ sở đánh giá đầy đủ, toàn diện rủi ro tín dụng của khách hàng/phương án đề xuất.

+ Nội dung phê duyệt minh bạch, dễ hiểu, khách quan (nêu rõ cơ sở ra quyết định phê duyệt) đảm bảo khả năng thực thi trên thực tế và tính cạnh tranh của MB.

100

- Quy định về vận hành và hỗ trợ tín dụng

Việc vận hành và hỗ trợ tín dụng cần thực hiện trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng (giải ngân/phát hành tuân thủ thông báo phê duyệt; theo dõi lịch trả nợ, tình hình thực hiện các cam kết của khách hàng, lưu trữ hồ sơ tín dụng đầy đủ, hợp lệ theo thỏa thuận; hỗ trợ soạn thảo các văn kiện tín dụng;...) cũng như tính kịp thời, chính xác của việc nhập liệu thông tin vào hệ thống.

- Quy định về quản lý danh mục cấp tín dụng

+ Các đơn vị thực hiện quản lý danh mục cấp tín dụng trên cơ sở phù hợp với đặc thù đối tượng khách hàng, cụ thể:

> Đối với khách hàng bán lẻ, định hướng quản lý theo sản phẩm và nhóm các khoản cấp tín dụng (các khoản tín dụng trong cùng 1 nhóm có tính chất tương tự

nhau).

> Đối với khách hàng phi bán lẻ, định hướng quản lý theo ngành/lĩnh vực và từng khoản cấp tín dụng.

+ Việc quản lý danh mục cấp tín dụng tại MB được thực hiện thông qua:

> Thiết lập các hạn mức tín dụng (giới hạn): Các hạn mức tín dụng được thiết lập cần đảm bảo khả năng so sánh tương quan với tổng dư nợ cấp tín dụng và/hoặc

quy mô vốn của MB, căn cứ tình hình thị trường, định hướng kinh doanh và nhu

cầu quản trị nội bộ từng thời kỳ (tối thiểu bao gồm: hạn mức tăng trưởng tín dụng,

hạn mức về chất lượng tín dụng, hạn mức an toàn vốn, hạn mức cấp tín dụng đối

với 1 khách hàng/nhóm khách hàng và các hạn mức khác theo quy định pháp

luật và

quy định nội bộ từng thời kỳ).

> Giám sát hoạt động tín dụng: Công tác giám sát phải thực hiện thường xuyên, liên tục, trong mọi khía cạnh của hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát

101

dụng ngoại lệ, hạn mức an toàn và các nội dung giám sát khác theo quy định pháp luật và nhu cầu quản trị của MB từng thời kỳ

- Quy định về quản lý chất lượng tín dụng

+ Toàn hệ thống tổ chức triển khai nghiêm túc và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ MB và kiểm soát rủi ro ngay từ khi lựa chọn khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng.

+ Giám sát thường xuyên việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng, xác định sớm các dấu hiệu bất thường về khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình cấp tín dụng và quản lý khách hàng.

+ Rà soát, đánh giá danh mục tín dụng định kỳ hàng tháng/quý, kịp thời có các giải pháp kiểm soát và hạn chế rủi ro.

- Quy định về quản lý và xử lý khoản cấp tín dụng cần quản trị

+ Khoản cấp tín dụng cần quản trị phải được quản lý chặt chẽ, theo dõi và giám sát thường xuyên hơn các khoản cấp tín dụng thông thường.

+ Các đơn vị liên quan thỏa thuận với khách hàng về các biện pháp xử lý dự kiến đối với khoản cấp tín dụng cần quản trị và thực hiện theo dõi, đánh giá tính khả thi của các biện pháp xử lý. Các biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng cần quản trị được xây dựng và triển khai trên cơ sở phù hợp tình hình kinh doanh/cam kết thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, tối đa lợi ích hợp pháp của MB, bao gồm: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; tiếp tục tài trợ để khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh tạo dòng tiền thu nợ; miễn, giảm lãi; xử lý biện pháp bảo đảm;...

+ Chủ động thực hiện các giải pháp xử lý khoản cấp tín dụng cần quản trị hoặc phối hợp với các cơ quan bên ngoài để hỗ trợ xử lý và thu hồi, bao gồm: Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC)/bên thứ ba có chức năng thu hồi nợ khác, tòa án, cơ quan điều tra hình sự, cơ quan công an, và các cơ quan thi hành án.

- Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

102

+ Các đơn vị thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên cơ sở phản ánh đầy đủ, trung thực chi phí kinh doanh, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững (chủ trương thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, đảm bảo sẵn sàng tài chính cho những tổn thất có thể xảy ra, tuân thủ quy định của NHNN từng thời kỳ).

+ Việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tuân thủ chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng của MB từng thời kỳ.

- Quy định về cấp tín dụng ngoại lệ

+ Phương án ngoại lệ chỉ được thực hiện trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền trong đó quy định cụ thể các điều kiện, quy mô triển khai.

+ Các nguyên tắc cấp tín dụng ngoại lệ:

> Phương án ngoại lệ chỉ được chấp thuận trên cơ sở rủi ro của phương án đã được kiểm soát bởi các biện pháp phù hợp đảm bảo khả năng quản lý và hiệu quả

tối đa cho MB.

> Các phương án ngoại lệ đã phê duyệt phải được thiết lập tần suất giám sát cao hơn phương án thông thường. Ngoài giám sát cụ thể từng phương án, cần thực

hiện đánh giá tác động tổng thể của toàn bộ các khoản ngoại lệ/khác biệt đến mức

độ rủi ro chung của toàn danh mục.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w