GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với Basel II
- Ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II. NHNN ban hành quy định cụ thể đối với cơ
sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu chuẩn sử dụng cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
của ngân hàng. Hệ thống xếp hạng của các ngân hàng trước và trong khi sử dụng phải được sự kiểm tra, chấp thuận của NHNN nhằm kiểm soát đầy đủ tính phù
71
- Ban hành quy định về chế độ thống kê, báo cáo công khai thông tin theo các chuẩn mực của Trụ cột 3 - Basel II. Việc công khai thông tin có thể thực hiện theo
lộ trình, gian đoạn đầu có thể công khai các thông tin định luợng cơ bản, các thông
tin định tính có thể công khai khi chế độ báo cáo thống kê tại các ngân hàng đã hoàn
thiện, đáp ứng yêu cầu. Các thông tin công khai có thể không yêu cầu kiểm toán tuy
nhiên NHNN cần tăng cuờng vai trò giám sát, quản lý thị truờng và xử lý nghiêm các truờng hợp phát hiện thông tin công khai có sự sai lệch, không thống nhất. - Hoàn thiện chế độ kế toán tại các ngân hàng, đặc biệt chế độ kế toán liên quan
đến tính vốn, phân loại tài sản, phân loại nợ, trích và xử lý dự phòng rủi ro tín dụng.
Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo thông lệ quốc tế
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý, cơ sở hạ tầng và nhân sự để tiến hành phuơng pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro và ứng dụng các nguyên
tắc cơ bản về giám sát của Basel II.
- Nội dung thanh tra cần đảm sự kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Cơ quan giám sát cần tập trung hơn vào các hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rủi ro trọng yếu và nguy cơ vi phạm pháp luật lớn.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro và xếp hạng đối với các NHTM cũng nhu toàn hệ thống.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC)
Đối với Trung tâm CIC, NHNN cần tăng cuờng đầu tu công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng và hoàn thiện quy định cung cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các
72
Basel II buộc các cơ quan giám sát ngân hàng phải học các kỹ thuật đo luờng và quản lý rủi ro mới nhung quan trọng hơn, sẽ cần phải thay đổi văn hóa giám sát từ việc kiểm tra tuân thủ sang đánh giá rủi ro. NHNN với vai trò là một cơ quan giám sát cần tích cực huớng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị truờng. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt đuợc chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nuớc chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tuơng ứng của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở Chuơng 3, luận văn đã trình bày định huớng quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Từ những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đã đuợc nêu ở Chuơng 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cuờng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB. Bên cạnh đó, tác giả có đua ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng nhu MB.
13
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng là rủi ro trọng yếu mà các ngân hàng phải đối mặt, nó gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng, hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng cần phải có chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, hạn chế rủi ro phát sinh. Trước những yêu cầu đó, luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội” đã hoàn thành một số nội dung nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, cụ thể bao gồm:
Thứ nhất: Khái niệm, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng và các vấn đề cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng (nguyên tắc, quy trình, bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, chiến lược, chính sách...).
Thứ hai: Các nội dung cơ bản quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II (nguyên tắc, trụ cột, so sánh công tác quản trị rủi ro tín dụng theo phương pháp truyền thống và theo Basel II).
Thứ ba: Lợi ích và điều kiện để triển khai quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả.
Thứ tư: Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Thứ năm: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng luận văn vẫn còn một số nội dung cần phát triển do hạn chế về thời gian cũng như khả năng tiếp cận, trao đổi với cấp Ban Lãnh đạo về quan điểm, chiến lược quản lý rủi ro, hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, phương pháp xây dựng và các ứng dụng cụ thể của mô hình lượng hóa rủi ro. Các nội dung này có thể làm tiền đề để phát triển trong các công trình nghiên cứu sau này.
74