Tạo động lực và thực hiện cơ chế đãi ngộ tốt cho nhân viên

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI CHINHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NONGTHÔN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 122 - 123)

- Thực hiện tốt cơ chế đãi ngộ

+ Mục tiêu của cơ chế đãi ngộ là động viên nhân viên làm tốt, đáp ứng nhiệm vụ được đặt ra. Mặt khác, đối với nhân viên, việc họ đánh giá cơ chế đãi ngộ còn phụ thuộc vào bản chất của động lực làm việc của mỗi cá nhân. Như vậy, một cơ chế đãi ngộ lương thưởng được tiêu chuẩn hóa áp dụng không thể đạt được hiệu quả thúc đẩy lao động tối đa đối với những đối tượng lao động đa dạng khác nhau.

+ Cần mở rộng sự nhận xét đánh giá của các cán bộ khác trong phòng, trong nhóm cùng tác nghiệp với nhân viên được đánh giá để có cái nhìn khách quan và toàn diện, tránh những biểu hiện tiêu cực và cá nhân hóa.

+ Chính sách đãi ngộ nhân viên hiện nay cần dần dần hướng đến việc đãi ngộ không bằng tiền, chẳng hạn như trợ cấp tiền nhà, cho vay ưu đãi đối với một số nhân viên, các chuyến du lịch miễn phí, giấy khen, bằng khen các danh hiệu lao động hay một số chế độ làm việc ưu đãi hơn, hay những ưu đãi cá nhân để thực hiện tốt hơn công việc được giao... Vì vậy, chi nhánh cần kết hợp chính sách đãi ngộ bằng tiền và không bằng tiền một cách hữu hiệu để giữ chân và thu hút người tài.

- Khen thưởng: Đội ngũ nhân viên có thành tích xuất sắc cần được khen thưởng để tạo động lực cho những cá nhân này phấn đấu và không ngừng nỗ lực cho sứ mệnh của ngân hàng. Cần giáo dục nhân viên thấy được tầm quan trọng của mình trong công tác phát triển chi nhánh-giúp chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu được giao sẽ góp phần gia tăng ưu đãi cho chính bản thân nhân viên. Ngoài các đánh giá và xếp loại lao động vào cuối năm, chi nhánh cần có những đánh giá định kỳ hàng quý, hàng tháng và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những thành tích xuất sắc, nhằm khuyến khích những nhân viên

được khen thưởng cố gắng hơn nữa và đưa họ trở thành tấm gương tốt để các cá nhân khác trong ngân hàng học hỏi.

- Trao quyền cho nhân viên; Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định của ngân hàng-quá trình tham gia phải thật sự và thiết thực, không mang tính hình thức, chắc hẳn đây là phương pháp nhằm động viên sự năng động, tự chủ, sáng tạo của nhân viên đóng góp vào công việc chung của ngân hàng. Chính sách “mở cửa” khuyến khích nhân viên bày tỏ những điều chê trách trực tiếp cho những người phụ trách-mục đích là giúp cho nhân viên dễ tiếp cận giới quản lý, tạo mối quan hệ thân thiện giữa hai bên. Hay chính sách quản lý chất lượng tổng thể, khuyến khích tất cả các nhân viên thuộc các lĩnh vực chức năng tự xem mình như là người cung cấp dịch vụ và đồng thời là khách hàng của bộ phận khác nhằm giúp cho nhân viên hiểu rõ hơn về tất cả các nhu cầu của khách hàng, điều này sẽ giúp cho nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn. Việc nhân viên có thể đóng góp điều gì đó góp phần vào chiến lược chính sách của ngân hàng, họ sẽ cảm thấy hãnh diện, tự hào và họ sẽ quyết tâm nhiều hơn để thực hiện quyết định đó.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI CHINHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NONGTHÔN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 122 - 123)