- Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đòi hỏi ứng dụng công nghệ điện tử, tin học hiện đại và tốn kém, các ngân hàng không thể tự đầu tư mà phải liên doanh, liên kết và nhất là phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động thương mại điện tử, nhằm hỗ trợ các ngân hàng phát triển hoạt động ngân hàng thương mại điện tử.
- Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định: Môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển kinh tế. Kinh tế xã hội ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của người dân mới được cải thiện, quan hệ quốc tế mới được mở rộng, mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của Ngân hàng, từ đó mở rộng đối tượng phục vụ của ngân hàng. Và sự điều hành chính sách kinh tế xã hội ổn định thì hoạt động của ngân hàng mới ổn định và phát triển bền vững.
- Ban hành quy định về khuyến mãi trong hoạt động ngân hàng, để tránh đưa ra các hình thức khuyến mãi tràn lan, lặp đi lặp lại, mơ hồ, tạo sự nhàm chán trong dân cư, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động ngân hàng. Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ các chương trình khuyến mãi và sớm ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện thống nhất trong hệ thống ngân hàng về hoạt động khuyến mãi.
- Chỉ đạo các Bộ, ngành cung ứng dịch vụ như: Bưu chính, Viễn thông, Điện lực,.. .tích cực phối hợp với ngành Ngân hàng để đẩy mạnh việc cấp thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; quy định việc trả lương các cơ quan, DNNN qua tài khoản thẻ; góp phần giảm chi phí xã hội, thực hiện đa dạng hóa nghiệp vụ, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
3.3.2 Với ngân hàng nhà nước
- Ngân hàng nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng, cần nhanh chóng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống văn bản hướng dẫn về hoạt động của ngân hàng.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng nhà nước. Sớm thành lập trung tâm chuyển mạch quốc gia trực thuộc Ngân hàng nhà nước để kết nối thống nhất các hệ thống thanh toán thẻ giữa các ngân hàng trong toàn quốc.
- Thường xuyên có những thông tin về tình hình phát triển dịch vụ của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới để các tổ chức tín dụng nắm bắt về xu hướng phát triển cũng như xác định được vị trí của mỗi ngân hàng trong tiến trình hội nhập và hướng các ngân hàng trong nước phát triển mở rộng sang nước ngoài.