Một số biện pháp điều trị toàn diệnbệnh nhân ARDS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của thông khí nhân tạo điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở bệnh nhân bỏng nặng (Trang 32 - 35)

1.3.2.1.Liệu pháp truyền dịch và kiểm soát huyết động trong ARDS

Liệu pháp truyền dịch ở BNARDS cần hạn chế [52], truyền dịch với cân bằng dịch âm, thậm chí phải dùng đến lợi tiểu để BN hơi khô [29].

Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh, liệu pháp truyền dịch với cân bằng dịch âm ở BNARDS giúp cải thiện được kết quả điều trị [40], [trích 99]. Khi truyền dịch cần theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (nên duy trì từ 8 – 10cmH2O), lượng nước tiểu. Sử dụng thuốc vận mạch khi BN trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn [100]. Bên cạnh đó liệu pháp truyền dịch dè dặt kết hợp với sử dụng albumin để đảm bảo áp lực keo và thuốc lợi tiểu có thể cải thiện cân bằng dịch, cải thiện tình trạng oxy máu và huyết động [40].

1.3.2.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn

BN ARDS thường tử vong do không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng và dễ dẫn tới suy đa tạng. Nhiễm trùng cũng là nguyên nhân dẫn tới ARDS[29].

BN nặng vào khoa Hồi sức cấp cứu được khuyến cáo nên nhanh chóng sử dụng kháng sinh phổ rộng, đồng thời nên phối hợp kháng sinh sớm theo kinh nghiệm, kết hợp với phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm trùng sớm là chìa khoá của hồi sức thành công, tốt nhất nên sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ[29].

Truyền máu là một trong các biện pháp giúp cải thiện tình trạng oxy máu nhờ nâng cao nồng độ hemoglobin. Tuy nhiên, truyền một khối lượng máu lớn là một trong những yếu tố nguy cơ xuất hiện ARDS [72].

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy rằng việc truyền khối hồng cầu có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển thành ARDS và tăng tỷ lệ tử vong khi xảy ra ARDS [51],[72]. Do đó, nên hạn chế truyền khối hồng cầu ở hầu hết BN ARDS, trừ khi có chỉ định truyền máu nếu hemoglobin dưới 7 g/dl [100].

1.3.2.4. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ARDS.Chế độ dinh dưỡng với hàm lượng chất béo cao, carbonhydrat thấp làm giảm thời gian TKNT [29].

1.3.2.5. Lọc máu liên tục

Lọc máu là một trong các biện pháp giúp đào thải các cytokine tiền viêm từ đó có thể cải thiện được tình trạng bệnh ARDS [56].

1.3.2.6. Kiểm soát glucose máu

Đường máu tăng cao làm rối loạn sản xuất cytokine của đại thực bào, quá trình tăng sinh của lympho bào bị ức chế, gây rối loạn miễn dịch, giảm hoạt tính diệt vi khuẩn của bạch cầu. Đường máu trên 300mg% làm ức chế hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, từ đó làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn, làm chậm liền vết thương[7].

Tăng đường máu ởBN ARDS làm nặng thêm tình trạng bệnh. Do đó trong công tác điều trị ARDS cần chú ý tránh tình trạng tăng đường máu, nên theo dõi và kiểm soát tốt đường máu, duy trì đường máu dưới mức 10mmol/l (180mg%)[39].

1.3.2.7. Điều trị nguyên nhân gây bệnh:

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh (bỏng, viêm tụy cấp...) mà có các biện pháp điều trị thích hợp[100].

1.3.2.8. Corticosteroid:

Trong điều trị ARDS, Corticoid có tác dụng làm giảm đáp ứng viêm trong giai đoạn cấp và giai đoạn xuất tiết, giảm tình trạng xơ hóa PN trong giai đoạn muộn.

Weigelt J.A. (1985) và Bernard G.R.(1987), thấy liều cao corticosteroids trong thời gian ngắn (48 giờ đầu ARDS), không có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong mà có thể còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và chảy máu đường tiêu hóa [trích 24].

Meduri G.U.(1998), chứng minh rằng việc dùng methylprednisolon liều thấp trong vòng 2 tuần sau đó giảm dần liều, có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong so với nhóm chứng (12% so với 62%) [trích 24].

Nghiên cứu mù đôi của ARDS Network trên 180 BN ARDS, thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong sau 60 ngày điều trị dùng methylprednisolon(29,2% so với 28,6%, p = 1,0). Tuy vậy, nhóm dùng methylprednisolon trong vòng 2 tuần sau khởi phát ARDS, tỷ lệ tử vong giảm hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê, ngược lại nhóm dùng methylprednisolon kéo dài trên 2 tuần kể từ sau khởi phát ARDS, tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm chứng [98],[118].

1.3.2.9. Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể

Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal Membrane Oxygenation - ECMO) được nghiên cứu rộng rãi những năm 1970. ECMO giúp cải thiện tình trạng oxy máu ở những BN TKNT thất bại[98].

ECMO được sử dụng trong điều kiện khi áp dụng TKNT và các biện pháp điều trị hỗ trợ mà không hiệu quả, tỷ số P/F < 100 sau 12 – 24 giờ đã TKNT đúng cách [56]. Đại dịch cúm H1N1 năm 2009, ECMO được sử dụng như biện pháp cuối cùng giúp cải thiện kết quả điều trị trên những BN H1N1 nặng có biến chứng ARDS được TKNT không hiệu quả[52], [56].

1.3.2.10. Các thuốc khác

Giải pháp sử dụng surfactant ngoại sinh rất có hiệu quả ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, giúp cải thiện tỷ lệ sống. Bên cạnh đó, sử dụng Nitric ôxyt (NO) dạng hít, prostaglandin E1 (PGE1) và một các thuốc khác như: kháng IL - 8, ức chế ngưng tập tiểu cầu...cho đến nay chưa có thuốc nào được chứng minh có tác dụng làm cải thiện tỷ lệ tử vong ở BN ARDS [40],[98].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của thông khí nhân tạo điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở bệnh nhân bỏng nặng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w