- Máy đếm tế bào tự động KX – SYSMEX (Nhật Bản)
2.3.15. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá
2.3.15.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
+ Tuổi, giới.
+ Diện tích bỏng chung, diện tích bỏng sâu. + Chỉ số bỏng (BI), chỉ số tiên lượng bỏng (PBI).
BI (Burn index) = Diện tích bỏng sâu + ½ diện tích bỏng.
PBI (Prognostic burn index) = Diện tích bỏng sâu + ½ diện tích bỏng + tuổi. + Tác nhân gây bỏng.
+ Bỏng hô hấp.
+ Thời gian đến viện sau bỏng. + Tỷ lệ ARDS.
+ Thời gian xuất hiện ARDS sau bỏng.
2.3.15.2. Phân tích yếu tố nguy cơ ARDS
+ Phân bố ARDS theo tuổi, giới.
+ Phân bố ARDS theo tác nhân gây bỏng.
+ Liên quan giữa ARDS và diện tích bỏng, chỉ số bỏng. + Liên quan giữa bỏng hô hấp và ARDS.
+ Liên quan giữa ARDS và vị trí bỏng sâu.
+Liên quan giữa sốc nhiễm khuẩn trước khi ARDS và ARDS.
+ Liên quan giữa ARDS và nồng độ đường máu vào viện, máu, chế phẩm máu truyền, điểm APACHE III vào viện (xem phụ lục B).
+Tổng hợp các yếu tố nguy cơ và sự xuất hiện ARDS.
2.2.15.3. Đặc điểm của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán ARDS
+ Lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán ARDS bao gồm:
Điểm Glasgow, nhịp tim, huyết áp trung bình, CVP, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ, SOFA (xem phụ lục C).
+ Khí máu tại thời điểm chẩn đoán ARDS
pH, PaO2, PaCO2, HCO3-, Acid lactic, Tỷ số PaO2/FiO2. + Một số xét nghiệm khác tại thời điểm chẩn đoán ARDS:
Công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, đường máu.
+ Đánh giá suy đa tạng (MODS)
Đánh giá suy đa tạng theo tiêu chuẩn của Knaus, đánh giá trên các tạng: tim mạch, hô hấp, thần kinh, thận, huyết học (xem phụ lục D).
+ Tình trạng nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn. + Diễn biến ARDS sau khi khởi phát:
Rối loạn chức năng tạng, suy đa tạng, suy tuần hoàn, suy thận, sốc nhiễm khuẩn.
2.3.15.4. Đánh giá kết quả thông khí điều trị ARDS
Đánh giá kết quả thông khí nhân tạo tại các ngày thứ 1,2,3,5,7 sau thông khí tương ứng với các thời điểm N1, N2, N3, N5, N7.
a) Lâm sàng
+ Theo dõi sự thay đổi SpO2, tần số tim (lần/phút), huyết áp trung bình (HATB) (mmHg), CVP (cmH2O) mỗi 6giờ/1lần, từ đó lấy giá trị trung bình tại các thời điểm N1, N2, N3, N5, N7.
+ Thang điểm SOFA được tính trong 7 ngày đầu sau thông khí.
b) Cận lâm sàng
+ Khí máu động mạch được làm ít nhất 2 lần/ngày, tính giá trị trung bình cho các thời điểm N1, N2, N3, N5, N7.
Các thông số của khí máu bao gồm: pH, PaO2, PaCO2, HCO3-, acid lactic, tỷ số PaO2/FiO2.
+ Các xét nghiệm khác: Công thức máu, sinh hóa máu được làm ít nhất 1 lần/ngày tại thời điểm TKNT và N1, N2, N3, N5, N7.
+ Chụp XQuang tim phổi tại thời điểm TKNT và N3, N5, N7 sau thông khí.
Thông số hô hấp được lấy tại thời điểm làm khí máu, tại thời điểm trước thay đổi thông số máy thở và sau thay đổi thông số máy thở.
+ Áp lực cao nguyên (Pplateau).
+ Áp lực đường thở trung bình (Pmaw). + Áp lực đỉnh đường thở hít vào (Ppeak). + Áp lực dương tính cuối thì thở ra (PEEP). + Áp lực hít vào (Pi).
+ Độ giãn nở phổi tĩnh (Compliance). + Tần số thở, thể tích khí lưu thông, FiO2.
2.3.15.5. Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong
+ Tỷ lệ thành công của từng phương thức thông khí.
Thành công: BNđủ tiêu chuẩn cai thở máy về mặt hô hấp. Toàn trạng tiến triển tốt lên, BNcải thiện rõ rệt về mặt lâm sàng, hô hấp, huyết động, SpO2. Tình trạng oxy hóa máu tốt lên với tỷ lệ PaO2/FiO2> 250.
Thất bại: BNkhông đủ tiêu chuẩn cai thở máy. + Tỷ lệ tử vong của BNARDS sau bỏng.
+ Nguyên nhân tử vong: Suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp nặng không hồi phục.
+ Biến chứng liên quan đến thông khí nhân tạo: Tràn khí màng phổi, tụt huyết áp, xuất huyết tiêu hóa. - Tràn khí màng phổi
Lâm sàng: áp lực đường thở đột ngột tăng cao khi BN đang thở máy, có biểu hiện tụt huyết áp, đồng thời có thể có tràn khí dưới da và/hoặc tam chứng Galliard: Rung thanh mất, rì rào phế nang mất, tiếng gõ vang trống.
XQuang phổi: lồng ngực giãn rộng, tim và trung thất đẩy sang bên đối diện, cơ hoành hạ thấp, vùng tràn khí sáng, phổi co lại phía rốn phổi.
- Tụt huyết áp
Huyết áp trung bình dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 10% sau mỗi lần tăng PEEP.
- Xuất huyết tiêu hóa Lâm sàng:
• Dịch dạ dày đen hoặc đỏ hoặc đi ngoài phân đen thối khẳn. • Mạch tăng, huyết áp giảm.
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm công thức máu có biểu hiện thiếu máu: Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.
+ Thời gian thông khí nhân tạo, thời gian nằm viện.