- Máy đếm tế bào tự động KX – SYSMEX (Nhật Bản)
4.3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng khác
Các BNARDS bỏng đều xuất hiện vào thời kỳ nhiễm trùng nhiễm độc, thời kỳ tăng tái hấp thu vào máu và bạch mạch các thành phẩm của sự thoái biến và tan rã của các mô hoại tử bỏng, các chất trung gian viêm và độc tố của vi khuẩn, kèm theo đó là hiện tượng tăng tính thấm.
Do vậy, xét nghiệm đặc trưng cho thời kỳ này đó là tình trạng viêm, hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc. Đa số đều có thiếu máu, hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm thường xảy ra trong vòng 2 tuần đầu sau bỏng do tình trạng hủy huyết, do độc tố vi khuẩn, các chất độc bỏng, các chất trung gian viêm gây tiêu hồng cầu và ức chế tủy xương sản sinh hồng cầu [7].
Đa số BNARDS trong nghiên cứu đều trong tình trạng thiếu máu (hồng cầu: 3,39 ± 0,78T/L, huyết sắc tố: 97,96 ± 22,25g/l, Hematocrit: 0,28 ± 0,07,
bạch cầu: 7,74 ± 5,22G/L, tiểu cầu giảm 113,36 ± 66,47G/L), (bảng 3.5). Mặc dù bạch cầu trong ngưỡng bình thường, nhưng 1/4 trong số đó (17 BN ARDS) có bạch cầu giảm thấp dưới 4,3 G/L, thậm chí xuống tới 1,3G/L.
Theo Steivall I. (2008), nhận thấy tại thời điểm vào viện đa số BNbỏng đều có số lượng bạch cầu tăng (18,6 G/L), sau đó giảm dần vào những ngày tiếp theo, vào ngày thứ 3 số lượng bạch cầu giảm còn 4,3 G/L và tác giả nhận thấy số lượng bạch cầu giảm thấp có liên quan đến sự xuất hiện ARDS với (RR = 0,043, p = 0,02) [104].
Protein và albumin máu tại thời điểm chẩn đoán ARDS giảm được giải thích do hội chứng tiêu protein sau bỏng. Ngoài ra, protein giảm còn do hiện tượng thoát huyết tương qua vết bỏng, tăng quá trình dị hóa sau bỏng và tan rã protein tại các tạng [7].
Sự giảm protein và albumin máu làm giảm áp lực keo trong lòng mạch. Từ đó, làm tăng thoát dịch vào khoảng kẽ, làm tăng tình trạng phù nề, làm nặng thêm mức độ ARDS bỏng.
Đường máu tại thời điểm chẩn đoán ARDS trong nghiên cứu của chúng tôi ở ngưỡng cao 7,33 ± 2,25mmol/l. Trong số 69 BNARDS có 20BNARDS có đường máu trên 8,3mmol/l (chiếm tỷ lệ 28,99%).
Theo Pidcoke H.F. (2007) kết luận, đường máu tăng làm tăng tỷ lệ tử vong trong bỏng [trích 2]. Kisiborod M. (2005) có kết luận tương tự [66].
Như vậy, tình trạng thiếu máu cùng với rối loạn điện giải tại thời điểm chẩn đoán ARDS phần nào nói lên mức độ nặng của BNARDS bỏng khác với ARDS không do bỏng (phần lớn các BN có chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố, điện giải đồ trong mức độ bình thường) [4].