- Máy đếm tế bào tự động KX – SYSMEX (Nhật Bản)
2.3.14. Điều trị phối hợp khác
2.3.14.1. Thay băng điều trị hàng ngày
Nếu vết thương tiết dịch mủ nhiều thì công tác thay băng cần tiến hành hàng ngày, thậm chí 2 lần trong ngày. Nếu dịch mủ tiết ít thì có thể cách 1 - 2 ngày [8].
Mục đích của công tác thay băng hàng ngày nhằm loại bỏ chất bẩn, dị vật, dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết thương bỏng. đồng thời đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán diện tích và độ sâu tổn thương bỏng [8].
2.3.12.2. Phẫu thuật[7]
a) Rạch hoại tử giải phóng chèn ép
Tiến hành rạch hoại tử giải phóng chèn ép đối với hoại tử khô chu vi gây chèn ép thiếu máu viễn chi, ảnh hưởng đến chức năng vận động, hội chứng khoang ngăn ở chi, cản trở tuần hoàn, làm tăng mức độ tổn thương cơ và thần kinh, như hoại tử chu vi cổ, ngực, bụng gây cản trở hô hấp.
Ảnh 2.5. Bỏng sâu độ IV, độ V chi thể được rạch hoại tử giải phóng chèn ép
Cần tiến hành cầm máu kỹ, sau rạch hoại tử theo dõi tình trạng giải thoát chèn ép, tình trạng chảy máu.
Cắt hoại tử kiểu tiếp tuyến: Dùng dao có định mức cắt từng lát hoại tử mỏng 0,5 – 1mm đến mô lành. Sau khi cắt hoại tử, nếu nền sạch ghép da tự thân ngay, nếu hoại tử bỏng vẫn còn, che phủ tạm thời bằng các vật liệu thay thế da như da đồng loại, dị loại, màng sinh học.
Cắt hoại tử bỏng toàn lớp: Dùng dao mổ thường để cắt bỏ hoại tử tới lớp mỡ dưới da, kiểm tra lớp cân nông, nếu không hoại tử thì dừng. Nếu lớp cân bị hoại tử, cắt tiếp tục tới phần lành.
c) Phẫu thuật ghép da
Phương pháp ghép da mảnh mỏng: Lấy da tới phần chân bì, người lớn lấy da dày 0,2 – 0,25mm.
2.3.12.3. Truyền dịch và kiểm soát huyết động
Trong quá trình truyền dịch theo dõi sát huyết áp, CVP, nước tiểu. nếu có sốc nhiếm khuẩn, huyết áp trung bình giảm < 65mmHg, CVP > 15 cmH2O lúc này sử dụng thuốc vận mạch để nâng huyết áp.
Hạn chế truyền dịch, để cân bằng dịch âm, nếu có biểu hiện tăng thể tích tuần hoàn cân nhắc sử dụng thuốc lợi tiểu.
2.3.12.4. Truyền máu
Truyền máu tiến hành khi hemoglobin dưới 7g/dl nhằm duy trì Hemoglobin từ 7 – 9g/dl [38].
2.3.12.5. Kiểm soát nhiễm khuẩn
Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn càng sớm càng tốt bằng phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm, rút bỏ catheter nhiễm khuẩn, rút bỏ sonde tiểu lưu lâu ngày, kết hợp với sử dụng kháng sinh mạnh phổ rộng khi chưa có kết quả kháng sinh đồ.
Khi có kết quả kháng sinh đồ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ.
2.3.12.6. Kiểm soát đường máu
Duy trì đường máu dưới 150mg% (8,3mmol/l), bằng sử dụng Insulin theo phác đồ kiểm soát đường máu của Goldberg P.A. năm 2004 [trích 38]
Hiện nay, theo khuyến cáo mới của Surviving Sepsis Campaign 2012: đường máu duy trì dưới 180mg% (10mmol/l) [39].
Methylprednisolon 0,5mg/kg mỗi 6 giờ x 4 – 5 ngày sau đó giảm số lần sử dụng 0,5mg/kg mỗi 12 giờ x 2 – 3 ngày [38].
2.3.12.8. Sử dụng thuốc vận mạch
Thuốc vận mạch được dùng theo khuyến cáo của Surviving Sepsis Campaign 2008 [39]. Mục đích sử dụng thuốc vận mạch nhằm đạt được đích huyết áp động mạch trung bình ≥ 65mmHg [38].
Các thuốc vận mạch: Dopamin, dobutamin, noradrenalin, adrenalin.
a) Dopamin
+ Liều khởi đầu 5μg/kg/phút.
+ Huyết áp không cải thiện thì tăng 2,5μg/kg/phút mỗi 15 phút. + Liều tối đa là 20μg/kg/phút.
b) Noradrenalin
+ Liều khởi đầu 0,1μg/kg/phút.
+ Huyết áp không cải thiện tăng dần 0,05μg/kg/phút mỗi 15 phút.
+ Để cải thiện được tình trạng huyết động có thể phối hợp cùng dopamin và noradrenalin.
c) Dobutamin
+ Liều 5μg/kg/phút - 20μg/kg/phút. + Liều khởi đầu 5μg/kg/phút.
+ Huyết áp không cải thiện tăng dần 2,5μg/kg/phút mỗi 15 phút. + Liều tối đa 20μg/kg/phút.
d) Adrenalin
+ Sử dụng thêm Adrenalin khi các thuốc vận mạch trên đã được sử dụng mà huyết áp không cải thiện.
+ Liều khởi đầu 0,1μg/kg/phút.
+ Nếu huyết áp không cải thiện tăng dần liều 0,05μg/kg/phút mỗi 15 phút.
2.3.12.9. Dự phòng và điều trị suy mòn bỏng, lý liệu và vận động liệu pháp trong bỏng
Nuôi dưỡng đường ruột sớm, dự phòng loét dạ dày do stress, lý liệu và vận động liệu pháp giúp dự phòng và điều trị di chứng bỏng.