Bỏng hô hấp qua nội soi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của thông khí nhân tạo điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở bệnh nhân bỏng nặng (Trang 49 - 51)

Hầu họng phù nề, xung huyết mạnh, hẹp khít khe thanh môn, nốt phỏng lớn ở khe thanh môn. Niêm mạc phế quản gốc xung huyết mạnh

2.3.12. Chẩn đoán nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn

2.3.12.1. Nhiễm khuẩn (sepsis)

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn theo Surviving Sepsis Campaign 2008 [38]. Lâm sàng có ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu sau:

1) Nhiệt độ > 39oC hoặc < 36,5oC

3) Thở nhanh thường xuyên > 25 chu kỳ/phút hoặc thông khí phút (MV) > 12 lít/phút (thở máy).

4) Giảm tiểu cầu < 100.000/ml ở người lớn.

5) Tăng glucose máu (loại trừ tiền sử đái tháo đường), khi có một trong các dấu hiệu sau:

+ Glucose máu > 200mg/dl.

+ Kháng Insulin: liều insulin phải dùng đường tĩnh mạch > 7 UI/h hoặc phải tăng liều quá 25%/24h.

6) Mất khả năng dung nạp nuôi dưỡng đường ruột, khi có một trong các dấu hiệu sau:

+ Chướng bụng.

+ Dịch tồn dư dạ dày trên 2 lần thể tích nuôi dưỡng đường ruột/ giờ (người lớn).

+ Ỉa chảy khó cầm > 2500ml/24h. * Dấu hiệu bắt buộc:

Cấy máu dương tính hoặc có ổ nhiễm khuẩn hoặc tình trạng bệnh nhân có đáp ứng với sử dụng kháng sinh trên lâm sàng.

2.3.12.2. Nhiễm khuẩn nặng (severe sepsis) theo Surviving Sepsis Campaign 2008 [38] Trạng thái nhiễm khuẩn kết hợp với rối loạn chức năng tạng.

2.3.12.3. Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn

Theo tiêu chuẩn chung của Surviving Sepsis Campaign 2008 [38], suy tuần hoàn với tình trạng hạ huyết áp động mạch mặc dù đã bù đủ dịch và hoặc nồng độ lactate máu > 4mmol/l.

2.3.12.4. Nhiễm khuẩn huyết

Có ít nhất một trong hai nhóm chỉ tiêu sau:

+ Lâm sàng nhiễm khuẩn + cấy máu có mọc vi khuẩn gây bệnh hoặc tối thiểu 2 lần cấy máu khác nhau có mọc vi khuẩn gây bệnh.

+ Lâm sàng nhiễm khuẩn và cấy máu mọc vi khuẩn thường có trên da/ tối thiểu hai lần cấy máu riêng biệt.

Suy đa tạng được đánh giá theo tiêu chuẩn Knaus [phụ lục D] đánh giá trên 5 tạng: Tim mạch, hô hấp, thận, huyết học, thần kinh, chẩn đoán suy đa tạng khi có ít nhất 2 tạng suy và kéo dài trên 24 giờ.

2.3.14. Điều trị phối hợp khác

2.3.14.1. Thay băng điều trị hàng ngày

Nếu vết thương tiết dịch mủ nhiều thì công tác thay băng cần tiến hành hàng ngày, thậm chí 2 lần trong ngày. Nếu dịch mủ tiết ít thì có thể cách 1 - 2 ngày [8].

Mục đích của công tác thay băng hàng ngày nhằm loại bỏ chất bẩn, dị vật, dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết thương bỏng. đồng thời đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán diện tích và độ sâu tổn thương bỏng [8].

2.3.12.2. Phẫu thuật[7]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của thông khí nhân tạo điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở bệnh nhân bỏng nặng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w