Vị trí bỏng sâu lưng/ngực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của thông khí nhân tạo điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở bệnh nhân bỏng nặng (Trang 106 - 107)

- Máy đếm tế bào tự động KX – SYSMEX (Nhật Bản)

4.4.4. Vị trí bỏng sâu lưng/ngực

Vị trí bỏng là một trong những gợi ý giúp nhà lâm sàng tiên lượng bệnh bỏng phục vụ cho công tác điều trị [7].

Vị trí bỏng vùng đầu mặt cổ là một trong các gợi ý nghĩ đến bỏng hô hấp [82], diễn biến bệnh thường nặng hơn. Bỏng sâu vùng lưng, ngực, hoại tử chu vi ngực, lưng gây cản trở hô hấp, cần rạch hoại tử giải phóng chèn ép, đồng thời bỏng sâu cũng là nguồn gốc gây nhiễm khuẩn.

Ảnh 4.1. Bệnh nhân bỏng sâu vùng lưng/ngực

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các BNbỏng sâu lưng/ ngực thường kèm theo bỏng hô hấp. Điều này có thể được giải thích là do tác nhân gây bỏng ở các BNnày chủ yếu là nhiệt khô (trong đó bỏng lửa, tia lửa điện chiếm đa số), bỏng lửa cháy với nhiệt độ cao có thể lên tới 1400oC, tia lửa điện là loại bỏng do sức nhiệt cao có thể tới 4800oC. Một sốBN bị bỏng trong các buồng kín.

Thêm vào đó, tình trạng bỏng sâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, cùng với tan rữa và rụng hoại tử bỏng sâu làm diễn biến toàn thân nặng lên. Đây cũng là thời điểm phát triển tới mức tối đa các biến chứng và ARDS là một trong các biến chứng có thể gặp.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối liên quan giữa bỏng sâu lưng ngực và ARDS.

Từ kết quả biểu đồ 3.8 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ ARDS tăng cao hơn gấp 2,5 lần ở nhóm BNcó bỏng sâu lưng/ngực so với nhóm không bỏng sâu ở lưng/ngực, với p < 0,001.

Phân tích riêng mối quan hệ của bỏng sâu lưng/ngực và sự xuất hiện ARDS. Chúng tôi nhận thấy bỏng sâu lưng/ngực có liên quan đến sự xuất hiện ARDS (OR: 1,10, 95%CI, 1,07 – 1,13, p < 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của thông khí nhân tạo điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở bệnh nhân bỏng nặng (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w