Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển TTKDTM tại NHTM

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 43)

► Thanh toán bằng Séc

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển TTKDTM tại NHTM

Thứ nhất, đa dạng các dịch vụ TTKDTM

Ngày nay, bên cạnh việc phát triển tín dụng, các Ngân hàng thương mại tập trung vào phát triển TTKDTM. Để đạt được điều đó, các Ngân hàng phải đa dạng hóa các dịch vụ TTKDTM nhằm thu hút khách hàng. Có thể thấy rằng, các hình thức TTKDTM ngày càng được phát triển, giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng dịch vụ TTKDTM. Ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với những Ngân hàng khác.

Và nhất là hiện nay, khi công nghệ tân tiến đang ngày càng phát triển, để bắt kịp xu hướng phát triển giao dịch TTKDTM trong thời gian tới là giảm các giao dịch tại quầy, đẩy mạnh giao dịch qua Internet. Các ngân hàng cần gia tăng thêm các tiện ích của các dịch vụ ngân hàng nhưng cũng phải gắn liền với đảm bảo an toàn trong các giao dịch thanh toán, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

Thứ hai, số lượng và cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM

Số lượng khách hàng cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng vì khách hàng là người trực tiếp sử dụng dịch vụ. Ngân hàng có số lượng người sử dụng dịch vụ TTKDTM càng lớn thì đồng nghĩa với việc phát triển TTKDTM càng tốt, vì phát triển tốt dịch vụ TTKDTM mới thu hút được nhiều khách hàng. Việc Ngân hàng chú trọng mở rộng thị trường, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ TTKDTM là một yếu tố đánh giá tốc độ phát triển của dịch vụ này.

Việc thu hút được số lượng lớn khách hàng và phân chia khách hàng làm nhiều nhóm khác nhau giúp cho việc chăm sóc khách hàng trước và sau khi sử dụng dịch vụ tốt hơn. Đồng thời, cũng giúp cho Ngân hàng có thể xây dựng được các chiến lược, chính sách phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.

Sự tăng trưởng về doanh số hoạt động từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các thời kỳ cho thấy được các phương thức thanh toán đã phát triển đến mức độ nào và được ngân hàng quan tâm đẩy mạnh phát triển nó ra sao.

Hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua thu phí dịch vụ thanh toán, hoa hồng đại lý hay chênh lệch giá.. .Dịch vụ thanh toán ngân hàng ngàng càng phát triển khi nguồn thu từ lĩnh vực này ngày càng cao. Doanh số càng tăng thì đây sẽ là một trong những nguồn giúp ngân hàng trang trải các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và cũng là nguồn tích lũy để ngân hàng sử dụng để cải tiến và mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên thị trường. Trước kia, các ngân hàng thường chỉ quan tâm đến thu nhập từ lãi vay. Mặc dù hiện nay, thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập song các ngân hàng đã ngày càng chú trọng hơn đến việc tăng doanh số từ các hoạt động dịch vụ thanh toán. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp mà kết quả của nó phụ thuộc vào số lượng danh mục các phương thức thanh toán mà ngân hàng cung cấp, giá cả dịch vụ TTKDTM, chất lượng dịch vụ TTKDTM, uy tín của ngân hàng ..Số lượng các dịch vụ TTKDTM ngân hàng ngày càng nhiều thì ngân hàng càng có khả năng tăng doanh số.

Thứ tư, thu nhập từ phí và tốc độ gia tăng biểu phí dịch vụ từ TTKDTM

Thu nhập từ phí dịch vụ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là việc khách hàng khi sử dụng dịch vụ này của ngân hàng, thì phải trả một khoản phí cho ngân hàng để có thực hiện các nhu cầu giao dịch của mình. Đây là khoản thu phí dịch vụ không những giúp ngân hàng bù đắp cho chi phí đầu tư, chi phí hoạt động, mà còn giúp ngân hàng có nguồn để tái đầu tư, nâng cấp hệ thống, bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực tế cho thấy, tại nhiều ngân hàng, biểu phí dịch vụ hiện vẫn khá thấp, thậm chí miễn phí đối với nhiều dịch vụ giao dịch. Tuy nhiên, giá chỉ là một yếu tố trong việc khách hàng chọn lựa giao dịch tại đâu. Các yếu tố quan trọng khác là chất lượng dịch vụ và tính liên kết của các gói sản phẩm. Khách hàng hoàn toàn có thể chọn giao dịch ở một ngân hàng có mức phí cao nhưng nhân viên niềm nở, thời gian giao dịch nhanh, hệ thống công nghệ thông tin ổn định và mức độ uy tín của

ngân hàng trên thị trường. Cũng có thể khách hàng chấp nhận mức phí chuyển tiền cao nhưng nhận được nhiều ưu đãi khi sử dụng thẻ tín dụng hay được cấp một hạn mức thấu chi cao hơn các ngân hàng khác.

Do đó, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đang hướng tới mục tiêu làm thế nào để gia tăng doanh số từ phí nhưng vẫn phải đảm bảo chính sách về giá phù hợp cho khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng thu phí càng cao thì phản ánh được hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp càng cao. Tiêu chí này được tính bằng cách so sánh tổng doanh số từ phí dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng qua từng năm.

Thứ năm, sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch TTKDTM

Chỉ tiêu này khó có thể đánh giá một cách chính xác được do mức độ hài lòng của khách hàng là không giống nhau, có thể được đánh giá thông qua các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng bị chi phối từ các yếu tố khác nhau như Thương hiệu Ngân hàng, thái độ phục vụ của nhân viên, thủ tục cũng như chứng từ giao dịch. Nếu mức độ thỏa mãn của khách hàng cao thì sẽ giữ chân được khách hàng và thu hút được thêm khách hàng mới.

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w