Doanh số từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mang lại cho CN

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81 - 90)

2. Thanh toánqua dịch vụ Ngân hàng

2.2.3. Doanh số từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mang lại cho CN

2.2.3.1. Tổng doanh số từ dịch vụ thanh toán của Agribank CN tỉnh Bắc Ninh

Tổng doanh số thanh toán là một chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của các dịch vụ TTKDTM của các Ngân hàng Thương Mại nói chung cũng như Ngân hàng NN&PTNT nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, tổng doanh số thanh toán của chi nhánh đã tăng lên rõ rệt. Doanh số TTKDTM và doanh số thanh toán dùng tiền mặt trong giai đoạn này được thể hiện ở bảng 2.7 bên dưới.

Bảng 2.7: Doanh số thanh toán của Agribank CN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017

dùng tiền mặt 44,373 53,186 66,381 8,813 19.86 13,195 24.81 Doanh số thanh toán 83,181 93,469 107,918 10,288 12.37 9 14,44 15.46 Tỷ lệ doanh số TTKDTM/Tổng doanh số TT (%) 53.35% 56.90% 61.51% 0.036 6.67 0.046 8.10

TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh liên tục tăng trưởng khá tốt.

Năm 2015, tổng doanh số thanh toán ở mức 81,181 triệu VND, trong đó doanh số từ việc thanh toán bằng tiền mặt chiếm 38.808 triệu VND, tương đương với 46,7% trong tổng doanh số thanh toán của toàn CN. Doanh số từ việc TTKDTM chiếm 53,3%, tương đương với 44.373 triệu VND.

Sang năm 2016, tổng doanh số thanh toán lên đến 93,469 triệu VND, tăng 10.288 triệu VND so với năm 2015. Doanh số TTKDTM năm 2016 chiếm 53.186 triệu VND, chiếm 56,9% trên tổng số, tăng 19,8% so với năm 2015. Dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt tại Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng ít hơn.

Đến năm 2017, tổng doanh số thanh toán là 107.918 triệu VND, tăng 14.449 triệu VND so với năm 2016 và 24.737 triệu VND so với năm 2015. Doanh số từ dịch vụ TTKDTM có xu hướng tăng và đạt được 66.381 triệu VND.

Mức độ và xu hướng phát triển của doanh số TTKDTM, thanh toán dùng tiền mặt, tổng doanh số được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3: Giá trị tổng doanh số thanh toán tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 -2017

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh)

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy, doanh số từ dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt tăng nhẹ và ổn định trong suốt giai đoạn 2015 - 2017. Thêm vào đó, doanh số đển từ dịch vụ TTKDTM tại chi nhanh có xu hướng tăng trưởng mạnh qua các năm, kéo theo đó tổng thanh doanh số của chi nhánh tăng lên rõ rệt hơn. Điều này cho thấy, việc giao dịch thanh toán tiền mặt tuy có tăng nhưng đang được kìm hãm lại tốc độ tăng trưởng, còn thanh toán không dùng tiền mặt với sự quyết tâm, cố gắng và triển khai các chiến lược giúp người dân tại tỉnh Bắc Ninh bắt đầu xuất hiện nhiều những giao dịch thanh toán phi tiền mặt, góp phần lớn trong tổng doanh số của cả Agribank CN tỉnh Bắc Ninh.

Sản phẩm dịch vụ Năm 2015 Năm 2016 m 201 7 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Số tiền % Số tiền %

Thanh toán truyền thống 38,098 42,796 50,081 84,69 12.33 7,285 17.02 Thanh toán qua dịch vụ

Ngân hàng điện tử 4,227 5,826

9,92 3

1,59

9 37.83 4,097 70.32

Điều này cho thấy tình hình phát triển dịch vụ TTKDTM của Agribank CN tỉnh Bắc Ninh đã được cải thiện cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác và đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng.

Tóm lại, để đạt được kết quả như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng nhất, đó là ngân hàng đã thấy được tầm quan trọng của nguồn doanh số từ dịch vụ TTKDTM, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay, không đầu tư, mở rộng tín dụng được, nợ xấu ngày càng tăng, thu nhập được hoạt động tín dụng ngày càng giảm sút, vì vậy để đảm bảo doanh số, lợi nhuận, ngân hàng phải tìm cách đẩy mạnh phát triển các dịch vụ khác ngoài tín dụng, nhất là dịch vụ TTKDTM để tìm kiếm lợi nhuận, bù đắp cho mảng đầu tư tín dụng.

2.2.3.2. Doanh số từ thanh toán KDTM theo hình thức thanh toán

Để bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế hiên nay, ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đang không ngừng nỗ lực để tìm ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, phục vụ cho việc gia tăng nguồn doanh số từ dịch vụ TTKDTM.

Thanh toán truyền thống là hình thức đem lại hơn 80% doanh số trong tổng doanh số từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh. Nhìn vào bảng 2.5 bên trên có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến là do lượng khách hàng sử dụng nhiều phương thức thanh toán này.

Cụ thể, trong năm 2017 hình thức này chỉ đạt 50,081 triệu đồng, chiếm 75.45% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, năm 2015 thanh truyền thống chiếm những 85.86%. Chứng tỏ rằng, các hình thức khác đang có xu hướng được sử dụng và giao dịch nhiều hơn, khiến tỷ trọng của hình thức bị giảm đáng kể.

Bảng 2.8: Doanh số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017

khác 842 1,302 8 460 54.63 696 53.46

Tổng doanh số từ thanh

toán không dùng tiền mặt 44,373 53,186

66,381 1

8,81

lượng lượng

Thẻ ghi nợ nội địa (Success, Plus success)

13,087 16,398 22,33 1 3,311 25.30 5,933 36.1 8 Thẻ tín dụng quốc tế 175 284 367 109 62.29 83 29.2 3 Thẻ ghi nợ quốc tế 127 212 373 85 66.93 161 75.9 4 Thẻ lập nghiệp 387 479 601 92 23.77 122 25.4 7 Thẻ liên kết sinh viên 1,03

8 1,397 1,503 359 34.59 106 7.59

Thẻ liên kết thương hiệu 29 43 58 14 48.28 15 834.8

Tổng số thẻ 14,843 18,813 25,23

3 3,970 26.75 6,420 334.1

(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh)

Trong nguồn thu từ thanh toán truyền thống của khách hàng chủ yếu là các dịch vụ thanh toán UNC, séc, thẻ thanh toán, nhờ thu, bảo lãnh,... Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, ngoài 2 hình thức thanh toán bằng Séc và thanh toán bằng UNC, còn phổ biến hình thức thanh toán bằng thẻ.

Ngày nay, sản phẩm thẻ của ngân hàng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại thẻ khác nhau: thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ liên kết thương hiệu...Các sản phẩm thẻ hiện đại với công nghệ thẻ từ và chip và nhiều tiện ích vượt trội làm cho sản phẩm thẻ của NHNo&PTNT chiếm thị phần lớn trên thị trường thẻ Việt Nam. Thông thường mỗi một khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đều được các nhân viên thẻ giới thiệu và sử dụng ít nhất 02 sản phẩm thẻ hiện có tại CN. Điều này giúp cho tốc độ tăng trưởng

thẻ giai đoạn 2015 - 2017 tăng nhanh chóng, đem về cho ngân hàng nguồn thu từ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và các khoản thu từ phí, nhằm gia tăng nguồn lợi nhuận và giúp khách hàng tiếp cận nhiều hơn trong việc TTKDTM.

Nhìn vào bảng 2.9 dưới đây cho biết tình hình số lượng thẻ đã được phát hành tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh trong 03 năm gần đây như sau:

Bảng 2.9: Số lượng thẻ phát hành tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017

tỷ trọng lớn trong tổng số thẻ phát hành ở giai đoạn này. Điều này giúp nâng tổng số thẻ tại CN đạt 25.233 số thẻ vào năm 2017, tăng tương ứng 34.13% so năm 2016 và

tăng gần 70% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ, người dân đã bắt đầu có nhu cầu sử dụng thẻ nhiều hơn, nhận thức được những lợi ích khi sử dụng bằng thẻ cũng như hạn chế các chi tiêu, mua sắm, giao dịch bằng tiền mặt như trước đây. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ yếu tố khách hàng hiện nay được đánh giá là kém trung thành với sản phẩm hiện có hơn so với giai đoạn trước. Việc số lượng thẻ được mở nhiều nhưng chưa chắc khách hàng đã thực sự có nhu cầu sử dụng chúng. Thực tế lý giải rằng nhiều khách hàng mở rất nhiều thẻ từ các ngân hàng khác nhau với nhiều mục đích như: ngân hàng đó có chương trình mở thẻ tặng quà, hay chi tiêu 1 triệu đồng hoàn lại 1 triệu đồng, thậm chí cũng có thể khách hàng muốn được trải nghiệm sử dụng nhiều thẻ của các ngân hàng khác nhau để lựa chọn ra thẻ mà họ cảm thấy sử dụng thuận tiện, dễ dàng và ưu việt nhất.

Thanh toán qua dịch vụ Ngân hàng điện tử

Việc công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng hiện nay đều muốn sử dụng những dịch vụ tiết kiệm thời gian, giải quyết tối đa các nhu cầu cũng như dễ dàng thực hiện. Năm bắt được điều đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam không ngừng phát triển và cải tiến các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện có. Chính vì đó, doanh số từ nguồn này có xu hướng tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2015 - 2017. Đặc biệt chỉ trong vòng 03 năm, từ doanh số chỉ đạt 4,227 triệu đồng năm 2015 đến năm 2017 con số này tăng lên tới 9,923 triệu đồng, tăng tương ứng giao động 135%. Trong tương lai, Agribank phải luôn tiếp tục cập nhập thêm các dịch vụ trong ngân hàng điện tử vì đây sẽ là xu hướng trong những năm tới cũng khi nếu không kịp thời thay đổi, Agribank sẽ bị bỏ rơi lại phía sau, khi mà các NHCP trẻ đang ngày càng đổi mới và đầu tư chú trọng vào công nghệ tân tiến.

Thanh toán qua dịch vụ liên kết các ví điện tử

Đây là hình thức tuy mới du nhập vào Việt Nam, nhưng tạo được những dấu hiện tích cực trong việc giúp khách hàng dễ dàng giao dịch, thanh toán các hóa đơn cũng như đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng. Không những vậy, với việc liên kết các ví điện tử hiện nay đã giúp ngân hàng có thêm từ nguồn thu thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù, doanh số từ hình thức này chỉ đạt 1,206 triệu đồng

năm 2015, thì đến năm 2016 đã tăng gần gấp 3 lần doanh số. Chứng tỏ, hiệu ứng sử dụng ví điện tử của các khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh được đánh giá khá tốt, và thực sự đây là hình thức giúp CN có thể đem về nguồn lợi nhuận không nhỏ trong tương lai.

Ngoài ra Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh ghi nhận những khoản doanh số từ thanh toán các dịch vụ khác hiện đang cung cấp cho khách hàng. Mặc dù, chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng đây cũng là các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh gắn kết với khách hàng và với các đối tác. Tạo mối quan hệ vững chắc, sự tin cậy và đáp ứng trọn vẹn những nhu cầu thực tế của khách hàng. Là trung gian cầu nối giúp các đối tác có thể giảm bớt nguồn lực trong việc đi thu hay chi các khoản tiền của khách hàng.

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w