- D PHÍ SMS HÀNG THÁNG 9.500đ 9.900đ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG
MẶT CỦA NGÂN HÀNG
NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn này đặt mục tiêu tổng quát: Tạo sự chuyển biến rõ rệt về TTKDTM trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán; đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện TTKDTM, tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ TTKDTM; Thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.
Hiện nay, các ngân hàng đều đã nhìn ra tiềm năng sinh lời của kênh bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng,... Đẩy mạnh dịch vụ TTKDTM đã trở thành động lực thúc đẩy vị thế của ngân hàng, quyết định sự tồn tại của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, cần thực hiện song song những công việc sau:
- Khai thác thị trường cung ứng dịch vụ TTKDTM - Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ TTKDTM
- Không ngừng áp dụng những công nghệ hiện đại vào vận hành các dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến, ... từ đó nâng cao chất lượng, đảm bảo khách hàng cảm thấy an tâm, hài lòng khi sử dụng
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, đồng thời chủ động mở rộng các dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực tài chính, quản lý của TCTD.
- Ngân hàng cần tiến hành đầu tư phát triển nguồn nhân lực và vật lực, lấy việc chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Ngân hàng làm nhiệm vụ trọng tâm.
- Đẩy mạnh quan hệ Cung - cầu trong các dịch vụ TTKDTM, trên cơ sở: Môi trường thanh toán mở, an toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế; cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ tạo sự an tâm cho các bên tham gia; uy tín và thương hiệu của Ngân hàng NN&PTNT; nhân lực có trình độ cao; quản trị Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế; tài chính của chi nhánh lành mạnh.
- Đẩy mạnh phát triển hoạt động Marketing thực sự có hiệu quả, nâng cao tầm quan trọng của công tác tiếp thị thu hút khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn như: các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty và các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu... nhằm mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
- Chú trọng thu thập thông tin về đối tượng khách hàng có nhu cầu đầu tư, chủ động tìm đến khách hàng có những dự án khả thi góp phần phát triển nền kinh tế đất nước, tiến hành mở rộng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong và ngoài địa bàn huyện.
Trong đó công nghệ ngân hàng, đặc biệt là CNTT và hệ thống thanh toán là nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng đó cũng là nhân tố có khả năng tạo ra sự bùng nổ về phát triển dịch vụ ngân hàng; khuôn khổ thể chế là tiền đề bảo đảm dịch vụ ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT