Các nhân tố ảnh hưởng phát triển TTKDTM tại các NHTM

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 47)

► Thanh toán bằng Séc

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển TTKDTM tại các NHTM

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan Thứ nhất, môi trường kinh tế

Tất cả các ngân hàng là những chủ thể kinh tế, hoạt động trong nền kinh tế vì vậy mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế. Những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển, hướng hoạt động của ngân hàng nói chung và sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Bản chất kinh tế của giao dịch thanh toán bắt nguồn từ các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi, thanh toán nhiều lên đòi hỏi việc thanh toán phải nhanh chóng, an toàn, thuận tiện để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Để đáp ứng được nhu cầu này chỉ có hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Mặt khác hệ thống thanh

toán không dùng tiền mặt phát triển góp phần cho việc sử dụng vốn của nền kinh tế hiệu quả hơn do đó lại thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.

Thứ hai, cơ sở pháp lý đảm bảo cho thanh toán không dùng thương mại

Nếu hệ thống pháp luật đảm bảo cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt không đầy đủ, không đồng bộ thì các chủ thể sẽ không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán xét cả từ khía cạnh người tổ chức thanh toán và cả người sử dụng các dịch vụ thanh toán. Vì vậy, cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể yên tâm và tham gia tích cực vào hoạt động thanh toán. Từ đó mà không ngừng mở rộng và phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng.

Thứ ba, phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể phát triển các dịch vụ thanh toán khác nhau để khách hàng lựa chọn. Công nghệ thông tin phát triển đã tạo ra một bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực thanh toán, tác động mạnh mẽ đến cách thức mà người ta thực hiện một giao dịch thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt phát triển với một tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay.

Thứ tư, tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và thu nhập của khách hàng

Tâm lý, thói quen của người dân ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động TTKDTM. Ở các nước đang phát triển thì tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán khá phổ biến trong hầu hết các giao dịch, tuy nhiên quy mô giao dịch còn nhỏ. Các dịch vụ ngân hàng điện tử mặc dù được giới thiệu rộng rãi, và những ngân hàng cũng khuyến khích việc sử dụng bằng rất nhiều những ưu đãi nhưng thói quen của người dân khó thay đổi, và tâm lý cho rằng giao dịch bằng tiền mặt là nhanh chóng, chính xác, giao dịch qua ngân hàng rườm rà, phức tạp, phát sinh thêm chi phí. Bên cạnh đó, trình độ dân trí và thu nhập thấp cũng là một rào cản. Nếu trình độ dân trí tại khu vực hoạt động của một ngân hàng mà cao, thì việc giới thiệu, khuyến khích họ sử dụng các phương thức TTKDTM sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì họ có thể hiểu được tiện ích của những dịch vụ hiện đại mới mẻ, và sử dụng nhanh chóng vào cuộc sống. Thực tế ở Việt Nam ta đã cho thấy hình thức TTKDTM mới được sử dụng

phổ biến ở các đô thị, trong các tầng lớp dân cư có tri thức cao như cán bộ công chức, doanh nhân,...

Thứ năm, môi trường Văn hóa - Xã hội

Môi trường văn hóa - xã hội ở những đất nước có nền chính trị ổn định như Việt Nam là động lực thúc đẩy TTKDTM phát triển bởi vì tại đây kinh tế được phát triển một cách công bằng, lành mạnh, trong sạch, điều đó thúc đẩy TTKDTM. Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán.

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, vị thế uy tín của ngân hàng

Rõ ràng, một ngân hàng nổi tiếng sẽ có nhiều lợi thế để giữ chân khách hàng của mình, khuyến khích họ sử dụng những dịch vụ mới. Vì vậy, hoạt động TTKDTM có phát triển được hay không phụ thuộc vào hình ảnh và thương hiệu ngân hàng phát hành ra nó. Cụ thể nó phụ thuộc vào trình độ thanh toán, kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên. Nếu đội ngũ này được đào tạo bài bản, có chuyên môn, vốn am hiểu sâu sắc, họ sẽ xây dựng nên một dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, phù hợp với thị hiếu của họ. Việc quảng bá hoạt động TTKDTM cũng sẽ từ đó mà trở nên dễ dàng hơn khi dịch vụ mới ý dễ sử dụng, được nhân viên ngân hàng giới thiệu đến khách hàng một cách chi tiết, chu đáo.

Thứ hai, hoạt động Marketing của ngân hàng

Hoạt động này nhằm tìm hiểu chính xác đặc điểm nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra một sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất. Nội dung của Marketing ngân hàng bao gồm 5 nội dung chính như sau: Nghiên cứu thị trường; tổ chức quản lý dịch vụ TTKDTM; giá của dịch vụ TTKDTM; hoạt động xúc tiến khuyếch trương và hoạt động phân phối dịch vụ TTKDTM. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của dịch vụ TTKDTM qua ngân hàng. Do đó, hoạt động Marketing của ngân hàng chính là đi tìm một môi trường thuận lợi cho hoạt động TTKDTM. Sự

phát triển của nó nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc Ngân hàng có đầu tư tâm huyết vào làm Marketing hay không.

Thứ ba, tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán

Mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán là nhân tố quan trọng, có tác động lớn đến mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới giao dịch rộng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch, thanh toán, từ đó mở rộng phạp vi thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán . Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới thanh toán bằng phương pháp truyền thống là thành lập các chi nhánh, các điểm giao dịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải tăng chi phí để đầu tư vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.

Ngày nay, nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động thanh toán mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể mở rộng mạng lưới bằng việc nối mạng trực tiếp giữa Ngân hàng với khách hàng, Kho bạc với khách hàng, để cung ứng dịch vụ thanh toán cho họ. Đó cũng là mục tiêu được các Ngân hàng và Kho bạc đặt ra, nhằm thiết lập kênh phân phối trực tuyến; khách hàng có thể giao dịch qua mạng vào bất kỳ địa điểm nào, thời gian nào.

Thứ tư, trình độ chuyên môn và đạo đức của nhân viên Ngân hàng

Các dịch vụ mà Ngân hàng đưa ra cho khách hàng dù được áp dụng công nghệ hiện đại đến đâu, được thực hiện bởi hệ thống máy tính tự động cao thì vẫn phải có sự tham gia của con người trong việc vận hành, kiểm soát. Máy móc không thể thay thế được toàn bộ. Do đó, các sản phẩm phục vụ hoạt động thanh toán của khách hàng có đáp

ứng được yêu cầu của họ hay không phụ thuộc vào khả năng của đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành. Thái độ làm việc trách nhiệm của các nhân viên phụ trách mảng TTKDTM cho khách hàng sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vào dịch vụ thanh toán họ đang lựa chọn. Bởi vì hoạt động TTKDTM dựa trên cơ sở tin tưởng cao giữa các bên, vì

vậy uy tín đóng vai trò rất cao trong hoạt động này. Những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt tạo cảm giác an tâm cho khách hàng, làm họ thay đổi nếp suy nghĩ, thói quen

quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng sẽ trở nên tốt đẹp, nâng cao uy tín của ngân hàng

trong kinh doanh và thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng có ảnh hưởng lớn. Điều này đảm bảo những giao dịch trực tuyến được diễn ra bình thường, khi có sự cố có thể khắc phục được nhanh chóng. Thêm vào đó, vấn đề về user, password, những thông tin mật khác về tài khoản, giao dịch phải được giữ kín cũng là những tiêu chí hàng đầu mà Ngân hàng hướng đến hàng khi thực hiện các dịch vụ TTKDTM. Để làm được điều đó, cần có các nhân viên kỹ thuật, giao dịch viên, ... có trình độ cao, am hiểu sâu sắc về tài chính - ngân hàng.

Thứ năm, mức phí dịch vụ

Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng, hầu hết khách hàng khi được giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đều quan tâm đến biểu phí. Mức phí dịch vụ của phương thức TTKDTM phù hợp sẽ không chỉ khuyến khích được khách hảng sử dụng mà còn trở thành một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Vì vậy, chi phí để thực hiện dịch vụ TTKDTM có tầm ảnh hưởng nhất định đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w