Là ngân hàng được đánh giá là ngân hàng số 1 Việt Nam, lợi nhuận năm 2017 của Vietcombank tăng 32% so với năm 2016, đạt con số kỷ lục hơn 11.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Vietcombank cũng luôn khẳng định được vị thế của mình khi là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến theo tiêu chuẩn quốc tế từ năm 2007 tại thị trường Việt Nam. Tính đến 2017, hơn 90% thị phần doanh số thanh toán thẻ quốc tế và 70% thị phần doanh số thanh toán thẻ nội địa do Vietcombank nắm giữ. Luôn nỗ lực để đi đầu trên thị trường, Vietcombank đã không ngừng hoàn thiện hệ thống ngân hàng điện tử của mình với rất nhiều những tiện
hình nhất là các dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, mua vé máy bay, vé tàu hỏa, vé xem phim, thanh toán học phí, thanh toán cước truyền hình, viễn thông, internet, thanh toán phí bảo hiểm... Đây đều là những dịch vụ rất gần gũi với cuộc sống đối với tất cả khách hàng, không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại mà còn hỗ trợ cho cuộc sống của mỗi người dân được linh hoạt, dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi các dịch vụ được cung cấp đồng bộ, từ kênh quầy giao dịch, kênh ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking, ngân hàng di động VCB - Mobile B@nking.
Đặc biệt, với VCB-iB@nking khách hàng của Vietcombank có thể giao dịch chuyển tiền từ Vietcombank đến gần 40 ngân hàng khác trên toàn quốc (chuyển tiền liên ngân hàng) vào bất kể thời gian nào, không cần tới quầy giao dịch mà chỉ cần có thiết bị điện tử truy cập VCB-iB@nking. Với một vài thao tác đơn giản, tài khoản người hưởng tại ngân hàng khác sẽ nhận được tiền ngay lập tức. Bên cạnh đó, dịch vụ cho phép hạn mức giao dịch lên tới 50 triệu đồng/giao dịch và 100 triệu đồng/ngày. Tính riêng dịch vụ VCB-iB@nking của Vietcombank đã thu hút hơn 3,4 triệu khách hàng đăng ký sử dụng.
Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của VCB vẫn còn nhiều hạn chế: tính đa dạng kém (chủ yếu là các dịch vụ truyền thống), chất lượng thấp, rủi ro bảo mật thông tin còn thấp, chưa tạo ra đột phá trong việc cung cấp những dịch vụ chưa cạnh tranh được với những ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới. Điển hình, trong 3 năm gần đây, VCB liên tiếp xảy ra những sự vụ tiền trong tài khoản khách hàng “không cách mà bay”, hay khách hàng tự nhiên nhận được tin nhắn từ tiền. Không những vậy, do khối lượng xử lý các giao dịch lớn, đội ngũ nhân sự không đủ để giải quyết kịp thời dẫn đến nhiều khiếu nại của khách hàng về thẻ, thanh toán điện tử còn trì trệ. Ngoài ra, VCB là một trong những ngân hàng chưa có dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng. Đây là dịch vụ các ngân hàng có liên kết với Napas, khách hàng khi muốn chuyển tiền khác ngân hàng bình thường bên người nhận sẽ phải đợi ít nhất 30 phút. Trong khi đó, đối với dịch vụ này, người nhận tiền sẽ ngay lập tức nhận được tiền dù là ngày cuối tuần, đồng thời phí giao động từ 0 - 5.000 đồng. Hiện nay đã có ACB, Techcombank, Sacombank. đã triển khải dịch vụ chuyển tiền nhanh, thì VCB vẫn đang giữ dịch vụ chuyển tiền truyền
thống, mà thậm chí phí chuyển tiền tại VCB được đánh giá là khá cao trong các ngân hàng thương mại giao động 10.000 đồng.