Số lượng và cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 66 - 81)

2. Thanh toánqua dịch vụ Ngân hàng

2.2.2. Số lượng và cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh

572 613 689 41 7.17 76 12.40 Thu hộ ngân sách nhà nước 963 1,057 1,279 94 9.76 222 21.00

Thanh toán hóa đơn 228 539 813 311 136.40 274 50.83

(Nguồn: Báo cáo SPDV của NN&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh, 2013-2017)

2.2.2. Số lượng và cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh tiền mặt tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh

2.2.2.1. Phân loại theo sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Trong giai đoạn đổi mới và cải cách các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, bao gồm cả các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã thu hút không ít khách hàng mới tới giao dịch và sử dụng dịch vụ TTKDTM tại các CN và PGD. Đây là giai đoạn được đánh dấu mốc trong chiến lược cải cách toàn hệ thống của Agribank, nhằm hướng đến mục tiêu đạt danh nghiệp Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong tương lai.

Bảng 2.5: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017

Dịch vụ Internet banking 1,070 2,364 5,312 1,294 120.93 2,948 124.70 Dịch vụ Bankplus 867 1,004 1,355 137 15.80 351 34.96 Dịch vụ Mplus 718 894 1,103 176 24.51 209 23.38 Dịch vụ liên kết các ví điện tử 528 802 1,397 274 51.89 595 74.19 Tổng số khách hàng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt 45,023 53,833 68,140 8,810 19.57 14,307 26.58

Đây là hình thức được đánh giá có sự mở rộng và phát triển tăng trưởng khá rõ rệt trên địa bàn Bắc Ninh, đóng vai trò chủ yếu trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh năm 2017 đạt 24,359 khách hàng bao gồm cá nhân và doanh nghiệp sử dụng, tăng tương ứng 15.65% so với năm 2016.

Tuy trong giai đoạn này, UNC được đánh giá chiếm tỷ trọng số lượng khách hàng sử dụng nhiều nhất trong tổng số các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện có tại CN. Nhưng nếu so sánh kỹ số liệu 3 năm gần đây, sẽ thấy mặc dù hình thức này có tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng thấp. Đó cũng do một phần UNC tạ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vẫn còn một số mặt hạn chế chưa khắc phục được. Như:

- Ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống và khác hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thanh toán bằng hình thức này sẽ gây rủi ro cho bên bán vì bị ứ đọng vốn do phụ thuộc vào bên mua. Nếu người mua không sòng phẳng, trung thực thì dễ xảy ra chiếm dụng vốn của bên bán, gây trở ngại cho họ thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Tốc độ xử lý giao dịch chứng từ đối với UNC còn chậm, phần mền hạch toán còn máy móc, chưa thực sự phù hợp. Hầu hết tại các NHCP hiện nay đã hoàn thiện phần mền hạch toán giúp giao dịch viên nhanh chóng in chứng từ và hạch toán nhanh chóng. Còn đối với Agribank nói chung thì vẫn chưa khắc phục được, khách hàng đến vẫn phải viết tay, thời gian đợi khá lâu, đó là lý do số lượng khách hàng không tăng trưởng được nhiều trong giai đoạn này.

Đối với hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu

Thực tế phương thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (UNT) chỉ áp dụng đối với các khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như tiền điện, tiền nước.. .do người bán và người mua đã thỏa thuận trước trong hợp đồng kinh tế.

Trong quy trình thanh toán phải luân chuyển chứng từ qua nhiều khâu nên thanh toán bằng UNT ít được sử dụng. Do đó, theo ghi nhận tại CN thì trong giai đoạn này, khách hàng hoàn toàn không còn nhu cầu sử dụng UNT. Nhưng nếu thanh toán cùng hệ thống thì khách hàng chỉ cần nộp UNT theo mẫu in sẵn và kèm theo hóa đơn bán hàng, giao dịch viên sẽ kiểm tra tính hợp lệ của UNT và tài khoản của bên mua nếu đủ tiền thì sẽ tiến hành ghi “Nợ” vào tài khoản bên mua và ghi “Có” vào tài khoản bên bán theo đúng yêu cầu. Nếu thanh toán khác hệ thống của Agribank, thì sẽ phải gửi UNT sang Ngân hàng phục vụ người mua để thực hiện đòi tiền trước và khi UNT quay lại thì giao dịch viên mới tiến hành ghi “Có” vào tài khoản người bán.

Hình thức thanh toán này có thể gây ra tình trạng chậm trả, đó là khi UNT về đến Ngân hàng người trả tiền nhưng tài khoản của người trả tiền không có tiền hoặc chưa đủ số dư thanh toán. Việc thanh toán phụ thuộc vào bên mua hàng dễ gây ra tình trạng ứ đọng vốn cho bên bán làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh cũng như dòng tiền của bên bán hàng. Hiện nay, hình thức này ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh không phát triển vì những hạn chế lớn trong việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với hình thức thanh toán bằng Séc

Séc là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hữu hiện nhất hiện nay, nó không những làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông mà

còn làm giảm các chi phí phát sịnh do việc phải kiểm đếm một khối lượng tiền mặt trong các giao dịch mua bán. Mặc dù séc đã được sử dụng khá rộng rãi khắp 40 tỉnh thành tại Việt Nam, tuy nhiên việc thanh toán bằng séc này chưa được tầng lớp dân cư, nông dân sử dụng, thậm chí đây vẫn là môt khái niệm mới mẻ với họ.

Do đó, đây là hình thức thanh toán được ưa dùng thứ 2 tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh và cũng phần nào đạt được hiệu quả nhất định trong việc thu hút được đến hơn 15,000 người sử dụng tăng 15.98% năm 2017 so năm 2016, trong khi đó năm 2015 con số khách hàng sử dụng séc chỉ giữ mức 11,509 người. Đây là sự phấn đấu của cả một tập thể CN khi triển khai và giới thiệu cho mọi khách hàng đến giao dịch tại CN.

Bên cạnh đó, séc vẫn còn những mặt hạn chế mà tại một số doanh nghiệp, TCKT hay cá nhân vẫn còn chưa thực sự sử dụng nhiều như: mức thu nhập của đại bộ phận những người dân còn thấp, phạm vi thanh toán còn hẹp, nên tính khuyến khích sử dụng séc còn bị hạn chế, thời hạn hiệu lực thanh toán séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát theo các khách hàng đánh giá là dài, làm gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn. Mặc khác, KH có thể lợi dụng phát hành séc khống hoặc phát hành quá số dư chiếm dụng vốn hợp lý.

Để đẩy mạnh thanh toán séc trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thì cần phải bổ sung các quy định chặt chẽ trong hạch toán séc để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng, đảm bảo an toàn tài sản trong khâu thanh toán tại ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành séc chuyển khoản dễ bị lợi dụng nên phải tuân theo nguyên tắc ghi Nợ trước cho bên mua và ghi Có cho bên bán để đảm bảo an toàn trong giao dịch thanh toán.

Đối với hình thức thanh toán thẻ

Agribank đã phát hành các loại thẻ phù hợp với từng đối tượng và phân khúc khách hàng khác nhau như: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ liên kết sinh viên, thẻ lập nghiệp, thẻ liên kết thương hiệu, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế. Đây là tất cả các sản phẩm về thẻ hiện hữu tại Agribank. Chính vì ngay từ đầy,

Agribank phân rõ đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng thẻ để phát triển sản phẩm thẻ, tránh việc triển khai nhiều sản phẩm thẻ không thực sự cần thiết.

Năm 2015, khi số lượng khách hàng sử dụng thẻ cho mục đích thanh toán chỉ đạt ngưỡng 9,128 người, thì đến năm 2017 con số tăng mạnh 34.99% so năm 2016, đạt mức 16,241 người sử dụng trong tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại CN.

Đây là tín hiệu đáng mừng, khi thanh toán bằng thẻ hiện không chỉ tỉnh Bắc Ninh mà các tỉnh thành khác ưa chuộng sử dụng vì tính tiện lợi, nhỏ gọn, sử đụng thanh toán tại trong và ngoài nước. Hạn chế tối đa việc rủi ro trong thanh toán.

Việc thanh toán và sử dụng thẻ của khách hàng càng ngày càng phát triển kéo theo việc ngân hàng buộc phải bỏ ra khoản chi phí phát triển máy ATM và máy POS tại khắp tỉnh thành. Đồng thời, hiện nay theo phản hồi của khách hàng khi sử dụng thẻ tại Agribank còn nhiều bất cập trong việc thanh toán các giao dịch thường hay báo lỗi đặc biệt là thẻ quốc tế của Agribank phát hành sử dụng tại nước ngoài, máy ATM của Agribank nói chung do xuống cấp nhiều, giao diện còn thô sơ, chưa đáp ứng được nhiều tiện ích. Đấy chính là những hạn chế rõ rệt trong hình thức thanh toán bằng thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mà buộc ban lãnh đạo hệ thống sẽ có những phương án giải quyết và khắc phục nhanh chóng những hạn chế nêu trên.

Đối với các hình thức thanh toán quốc tế

Nằm tại khu vực diện tích địa bàn ít, số lượng người dân tại đây chưa có nhiều doanh nghiệp hay cá nhân giao thương với nước ngoài nhiều. Do đó, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh còn ít phát triển.

Tuy nhiên, vẫn có những giao dịch được sử dụng như chuyển tiền qua thư bảo lãnh L/C, nhận tiền kiều hối Western Union, chuyển tiền đi du học hoặc thanh toán tiền mua hàng (bằng hình thức thanh toán T/T).

Đối với thư bảo lãnh L/C từ năm 2015 đến 2017 tăng 83 lên đến 121 khách hàng sử dụng. Còn T/T tăng 11.78% năm 2017 so năm 2016, tăng chủ yếu do số lượng khách hàng cá nhân chuyển tiền học phí, sinh hoạt phí cho con em bên nước ngoài. Với dịch vụ Dịch vụ Western Union chuyển - nhận tiền thì tỷ trọng khách hàng nhận tiền chiếm hơn 90%. Trong đó, trong 3 năm gần đây thấy được tốc độ tăng trưởng bởi hình thức này tăng gần gấp đôi. Đây là tín hiệu đáng mừng, khi đang có ngày càng khách hàng có nhu cầu được kiều bào chuyển tiền về. Từ đó có thể gia tăng thêm số lượng khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ này cũng như từ những khách hàng đó giới thiệu thêm các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt khác tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh.

Dịch vụ thu ngân sách Nhà nước

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán khác tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Khách hàng

(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh)

Đây là dịch vụ mà Agribank sẽ thực hiện thu hộ tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước cho khách hàng nộp vào Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế.

Với tiện ích mang lại giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch, thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian giao dịch. Thậm chí, tại các điểm giao dịch của Agribank, khách hàng có thể chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt cho các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước mà không cần phải tới trụ sở của Kho bạc Nhà nước, Cục thuế. Với việc áp dụng công nghệ mới vào xử lý giao dịch, dịch vụ này sẽ được hạch toán tự động, đảm bảo tính chính xác và độ an toàn cao nhất cho khách hàng. Tránh những việc sai sót, nộp nhầm các tiểu mục như trước đây.

Ngoài ra, Agribank hiện đang cung cấp các kênh thanh toán cho hoạt động nộp thuế khá phong phú và đa dạng như: Giao dịch tại quầy, Internet Banking, nộp qua Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế với chính sách phí áp dụng ưu đãi trong toàn hệ thống.

Thông thường sản phẩm này được sử dụng nhiều cho các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với lợi thế là địa bàn có nhiều khu công nghiệp, sản xuất, chế biến, lắp đặt, đã đóng góp một lượng lớn khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ. Đỉnh điểm, trong năm 2017, đạt 1,279 khách hàng, tăng tương ứng 21% so cùng kỳ năm 2016.

Dịch vụ thanh toán hóa đơn

Với dịch vụ "thanh toán hóa đơn" và tổ chức có nhu cầu thanh toán hoán đơn qua Agribank. Mà trong đó, Agribank là bên trung gian giúp khách hàng thực hiện thanh toán các khoản hóa đơn hàng tháng cho các bên công ty cung cấp.

Đặc biệt với dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, Agribank đã phối hợp với các Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ Thanh toán tiền điện tại hơn 2.300 điểm giao dịch trên toàn quốc với nhiều hình thức thanh toán để khách hàng có thể lựa chọn giúp khách hàng dễ dàng giao dịch, không phải đến trực tiếp các trụ điểm thu tiền như trước đây.

Với những thao tác đơn giản trên ứng dụng Agribank M-plus hoặc đến trực tiếp tại các quầy giao dịch, khách hàng có thể dễ dàng nhanh toán các hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, dịch vụ truyền hình cáp,... không những vậy khách hàng có

thể sử dụng dịch vụ đăng ký trích tiền tự động từ tài khoản của mình hàng tháng cho việc thanh toán các hóa đơn này.

Với những lợi ích mang lợi như trên, đã giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đem về được số lượng sử dụng dịch vụ này đạt 813 người sử dụng trong năm 2017, tăng gấp 4 lần so với năm 2015.

b. Thanh toán điện tử

Cùng với xu thế phát triển của ngành công nghệ thông tin, các ngân hàng đã và đang áp dụng những thành tựu công nghệ tân tiến, hiện đại vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Những năm trước hình thức thanh toán bằng séc và UNC được áp dụng khá phổ biến nhưng sang đến năm 2002 chuyển tiền điện tử được sử dụng nhiều và rộng rãi nhời có được những ưu thế vượt trội so với những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Biểu đồ 2.2: Số lượng khách hàng sử dụng thanh toán dịch vụ qua ngân hàng điện tử tại Agribank CN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Khách hàng

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, 2015-2017)

Mặc dù được đánh giá là ngân hàng đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ mới vào các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank, tuy nhiên những bước đi chậm mà chắc về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử đã đóng

Dịch vụ Internet Banking

Agribank - Internet Banking là dịch vụ của Agribank cho phép khách hàng có tài khoản tại Agribank thực hiện tra cứu số dư tài khoản, vấn tin giao dịch, thanh toán hóa đơn thông qua các thiết bị có kết nối mạng internet.

Giúp khách hàng dễ dàng quản lý tài khoản của mình, giao dịch thuận tiện mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị có kết nối internet, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đảm bảo an toàn giao dịch của khách hàng bởi công nghệ xác thực OTP (One Time Password). Do đó, khách hàng có thể quản lý tài khoản từ xa với độ an toàn cao, giúp tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho khách hàng.

Hệ thống Internet Banking đáp ứng lên đến gần 6.000 giao dịch/giây giúp khách hàng giao dịch và quản lý tài khoản một cách tiện lợi nhất. Ngoài ra, hệ thống dự phòng cũng đã được tăng cường để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục và hạn chế tối đa các rủi ro. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh luôn khuyến nghị khách hàng đăng ký dịch vụ Internet Banking để theo dõi sát sao số dư trong tài khoản, tránh các sự cố mất tiền nhưng không phát hiện kịp thời.

Một phần của tài liệu 1297 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w