Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại ủy BAN NHÂN dân xã hòa NINH, HUYỆN hòa VANG, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.4 Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức

a. Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị đó là bản lĩnh chính trị, vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn; nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tụy có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với cơng việc, hết lịng, hết sức, tận tâm, tận trí phục vụ nhân dân.

Yêu cầu cụ thể về phẩm chất chính trị của đội ngũ CBCC và người lao động trong biên chế nhà nước:

+ Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với quan điểm, đường lối của Đảng, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực trong cơng cuộc đổi mới đất nước.

+ Có bản lĩnh và kiên định, vững lập trường trong hoạt động thực tiễn. Công chức, viên chức vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa năng động, sáng tạo. Tùy từng vị trí, thẩm quyền của mỗi công chức, viên chức khác nhau mà yêu cầu về phẩm chất chính trị cũng khác nhau. Cơng chức giữ cương vị càng cao, phạm vi ảnh hưởng càng rộng thì bản lĩnh chính trị càng phải vững vàng, nhất là các cơng chức có nhiệm vụ đề ra chủ trương, đường lối, các chính sách của Nhà nước.

+ Có khả năng tự hồn thiện, tự quản lý, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị.

+ Biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người, tạo được lịng tin và lơi cuốn mọi người tham gia.

+ Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao trong công việc.

b. Về phẩm chất đạo đức

Đạo đức của người CBCC và người lao động trong cơ quan nhà nước gồm hai mặt cơ bản: đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức xã hội, trước hết thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng xã hội chủ nghĩa; quyết tâm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Ngồi ra phẩm chất đạo đức xã hội còn được thể hiện ở tinh thần và ý thức, biết tơn trọng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật, có lối sống lành mạnh, khơng tham ơ lãng phí, có trách nhiệm trong thi hành cơng

vụ, có lịng nhân ái vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bè bạn và trong xã hội, có tinh thần hướng thiện, hiếu học.

Đạo đức nghề nghiệp của người công chức thể hiện trước hết ở tinh thần trách nhiệm và đề cao kỷ luật trong thi hành cơng vụ. Đó là ý thức ln cố gắng hồn thành nhiệm vụ được giao, kể cả khi gặp khó khăn, phức tạp. Đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ, cơng chức địi hỏi chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, trung thực, chân thành, không tham nhũng, sách nhiễu nhân dân.

Yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ công chức, viên chức:

+ Gương mẫu sống và làm việc theo pháp luật là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản. + Có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, tiết kiệm; dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện và hành động tiêu cực, sai trái.

+ Có mối quan hệ trực tiếp, đối với những người dưới quyền. Do đó, họ cịn phải là tấm gương cho người dưới quyền và người lao động trực tiếp noi theo, vì thế địi hỏi mỗi cơng chức, viên chức phải khiêm tốn, trung thực, thẳng thắn, thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm; không tham lam, không vụ lợi, tư lợi cá nhân.

Cơng chức, viên chức có quyền lực đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, quyết định các chương trình, dự án, cấp giấy phép kinh doanh... Nếu cơng chức có phẩm chất đạo đức khơng tốt sẽ dẫn đến việc lợi dụng chức quyền, nhũng nhiễu nhằm thu lợi cho mình. Do đó, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sạch, liêm khiết, không vụ lợi là điều rất quan trọng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại ủy BAN NHÂN dân xã hòa NINH, HUYỆN hòa VANG, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w