Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 33 - 35)

- Tín dụng tuần hoàn

c. Đối với khách hàng

1.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường xác xuất và mức độ thiệt hại có thể xảy ra của các rủi ro đã được xác định là việc thu thập số liệu và phân tích đánh giá, từ đó xác định được những xác suất và mức độ thiệt hại xảy ra. Sau khi nhận diện rủi ro thì phải tiến hành đo lường rủi ro để xem rủi ro đó tập trung chủ yếu vào rủi ro nào, tổn thất ra làm sao và xuất hiện rủi ro nào nhiều nhất để có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Mô hình định tính:

- Tính cách người vay, năng lực người vay,thu nhập người vay, đảm bảo tiền vay, các điều kiện, kiểm soát.

Mô hình định lượng:

-Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s là dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng đối với Standard &Poor,s thì cao nhất là AAA.

- Mô hình điểm số Z.là việc tìm ra xông cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản của khách hàng vay luôn la một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về rủi ro, nó có độ tin cậy khá cao .

Z=1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5: X1= Vốn lưu động/ Tổng tài sản.

X2= Lợi nhậu giữ lại/Tổng tài sản.

X3= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản.

X4= Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của tổng nợ. X5= Doanh số/ tổng tài sản.

Đại lượng Z làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người đi vay.Trị số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp và ngược lại.

-Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.

-Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng.

Chấm điểm tín dụng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay KHDN nhỏ và cá nhân, chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và các thông tin cần thiết trong giấy đề nghị vay vốn và các thông tin ngân hàng thu thập được để chấm điểm.

Xếp loại tín dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, có đủ báo cáo tài chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại. áp dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh thương mại, đầu tư…

-Mô hình đo lường rủi ro theo khung giá trị VAR.

Hiệp ước Basel II khuyến khích ngân hàng sữ dụng các cách tiếp cận và mô hình đo lường rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VAR (Value at Risk).

VAR tín dụng thường đo lường trong thời gian dài hơn thường là một năm trở lên.VAR cho phép tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản vay. -Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ.

Theo Basel II các ngân hàng sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tôi thiểu, khả năng tổn thất tín dụng.

EL = PD x EAD x LGD

EL là tổn thất tín dụng ước tính. FD là xác suất không trả được nợ.

EAD là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính.

Xác định xác suất vỡ nợ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay.

Cách tiếp cận truyền thống thường đo lường rủi ro thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,…Trong đó được sử dụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợ xấu. Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng nhà nước ngày 22.4.2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3( dưới tiêu chuẩn), nhóm 4( nghi ngờ) và nhóm 5(có khả năng mất vốn), đồng thời tại Điều 7 của quyết định nói trên củng quy định của Ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm nợ thích hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 33 - 35)