- Tín dụng tuần hoàn
b. Nguyên nhân bên trong
3.2.2. Các khuyến nghị nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro
Thứ nhất, thuê các tổ chức chuyên định giá tài sản đảm bảo
Trong thực tế, có những tài sản đảm bảo rất khó định giá do thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy. Cán bộ trong tổ định giá không đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong một số lĩnh vực để định giá các tài sản đảm bảo có giá trị cao và phức tạp như khách sạn, tàu thuyền, các công trình thủy điện ...Hơn nữa, theo qui định mới tại thông tư 02/TT/2013-NHNN ngày 21/01/2013 có
hiệu lực từ ngày 01/06/2013 (nay được gia hạn đến 01/06/2015), tại điều 12 điểm ii qui định tài sản đảm bảo có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thuê các tổ chức có chức năng định giá. Do vậy, Chi nhánh lưu ý qui định này để triển khai thực hiện cho đúng với qui định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đảm bảo giá tài sản đảm bảo được định giá đúng với giá thị trường.
Thứ hai, Thực hiện định giá lại tài sản kịp thời khi tài sản đảm bảo giảm giá
Để đảm bảo giá của tài sản đảm bảo không thấp hơn so với giá trị thị trường tại mọi thời điểm, đảm bảo cho các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh đem lại hiệu quả cao hơn, Chi nhánh cần phải tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo khi tài sản đảm bảo giảm giá chứ không phải định giá tài sản đảm bảo theo định kỳ 12 tháng/ lần.
Thứ ba, Tăng cường kiểm tra tài sản đảm bảo là động sản
Phần lớn tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải...) dễ hư hỏng, mất mát trong quá trình bảo quản và sử dụng. Để hạn chế điều này, Chi nhánh cần phải yêu cầu cán bộ quan hệ khách hàng phải thực hiện kiểm tra định kỳ hàng quý 1 lần hoặc khi có dấu hiệu rủi ro chứ không phải 12 tháng 1 lần như hiện đang thực hiện. Việc tăng cường tần suất kiểm tra tài sản đảm bảo, Chi nhánh có thể phát hiện kịp thời các trường hợp hư hỏng, mất mát tài sản, định giá lại tài sản hư hỏng, xuất toán giá trị tài sản đảm bảo bị mất mát kịp thời đồng thời thu nợ trước hạn tương ứng với phần giá trị tài sản đảm bảo giảm nếu doanh nghiệp không thể bổ sung tài sản khác thay thế. Có như thế tài sản đảm bảo mới phát huy được vai trò phòng ngừa RRTD cho Chi nhánh và là nguồn thu nợ thứ hai thiết thực cho Chi nhánh.
về mức độ chấp nhận để cho vay
Để phát triển tín dụng Chi nhánh cần hết sức năng động trong việc áp dụng các tiêu chí sàng lọc khách hàng. Chi nhánh tập trung tư vấn cho doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng áp dụng biện pháp bổ sung nhằm biến đổi rủi ro tín dụng về mức cho phép để cho vay.
Chi nhánh cần nghiên cứu các tiêu chuẩn định hạng tín dụng của BIDV để tư vấn cho DN không đáp ứng các điều kiện định hạng tín dụng. Một số chỉ tiêu định hạng tín dụng có thể khắc phục bằng cách nâng cao năng lực quản trị điều hành, tìm kiếm các thị trường mới phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp để tăng hạng cho doanh nghiệp vay vốn như: Các chỉ tiêu tài chính chưa đáp ứng như hệ số nợ, hệ số thanh khoản ... Các chỉ tiêu phi tài chính như nguồn trả nợ của doanh nghiệp chưa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiến thức những người chuyên môn trực tiếp điều hành doanh nghiệp, môi trường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp chưa đáp ứng...
Sau thời gian DN khắc phục được các chỉ tiêu trên có thể tăng điểm tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể từ hạng B lên được hạng BB, BBB hoăc A đủ điều kiện để cho vay. Như vậy, RRTD đã được Chi nhánh tư vấn cho doanh nghiệp tăng nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành để đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay.