Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 104 - 110)

- Xây dựng và hoàn thiện các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp

3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng qui trình cho vay theo từng mức độ rủi ro tín dụng

Để công tác xét duyệt cho vay vừa đảm bảo nhanh chóng cho DN vừa đảm bảo hạn chế được RRTD, BIDV cần xây dựng qui trình cho phù hợp với từng mức độ rủi ro tín dụng. Đối với DN có tài sản đảm bảo là tiền gửi, chứng từ có giá do BIDV phát hành, BIDV nên xây dựng qui trình xét duyệt cho vay

đơn giản hơn, cấp có thẩm quyền phê duyệt thấp hơn như trưởng phòng quan hệ khách hàng.

Đối với các DN kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, BIDV xây dựng qui trình cho vay mới vì hiện nay BIDV chưa có qui trình cho vay trong lĩnh vực này. Qui trình cho vay trong lĩnh vực này phải được phải đảm bảo tránh được các rủi ro đặc thù của ngành. Do đây là các lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất hiện nay, do đó, qui trình cho vay đối với lĩnh vực này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, từ việc giao quyền phán quyết tín dụng đối với lĩnh vực này đến việc giải ngân, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của DN.

Thành lập các công ty mua bán nợ

BIDV nên xem xét thành lập Công ty mua bán nợ trực thuộc Ngân hàng để chuyên môn hóa hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng, qua đó thực hiện chuyên nghiệp việc chuyển giao rủi ro tín dụng, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tín dụng.

Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo kiến thức về rủi ro rín dụng

Tổ chức công tác nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng, đủ nhân lực để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới. Tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và mời thêm đội ngũ giáo viên có trình độ giỏi và kinh nghiệm đến giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu chuyên môn. đồng thời phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tay nghề về các mặt nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ tín dụng (đội ngũ quyết định thành bại trong kinh doanh của ngân hàng).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV CN Đà Nẵng qua các năm 2016-2018, cùng với định hướng phát triển tín dụng trong cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp trong thời gian đến, chương 3 đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh, nâng cao khả năng quản trị điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày các khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ BIDV Đà Nẵng thực hiện có hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp trong thời gian đến đạt hiệu quả chất lượng cao.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn khách hàng doanh nghiệp không phải là vấn đề mới, tuy nhiên đây là vấn đề luôn được Ngân hàng Nhà Nước và các Ngân hàng quan tâm hàng đầu.Trong thời gian qua, BIDV Đà Nẵng đã tiến hành nhiều biện pháp, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao nên đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn đối với DN, góp phần nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo kinh doanh an toàn và ổn định trên thị trường. Mặc dù vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn đối với DN vẫn còn khá lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH. Từ việc tiếp cận lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:

- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay DN của ngân hàng thương mại; rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn DN của NHTM cũng như nguyên nhân dài hạn doanh nghiệp của NHTM.

- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2016-2018, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh Đà Nẵng, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh Đà Nẵng.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian tới.

Tôi tin tưởng rằng hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV Đà Nẵng nói riêng sẽ thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

Dài hạn, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam phát triển ngang tầm với các Ngân hàng trên toàn thế giới.

Đây là một đề tài có tính phức tạp nên những đánh giá, phân tích, những khuyến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm.

Tiếng Việt

[1] Lê Thị Hạnh (2017), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính,(17),tr.10.

[2] Nguyễn Thị Thái Hưng (2016), “Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước”, Tạp chí Ngân hàng,(20), tr.7-11.

[3] Lê Thị minh Hiền (2017), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh

nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng..

[4] Nguyễn Trọng Tài (2008), “ Phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của

Ngân hàng thương mại-kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

[5] Lê Văn Tề (2009), Tín dụng Ngân hàng, NXB Giao thông vận tải.

[6]Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành qui định về phân loại nợ, trích

lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ngày 22/04/2005. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN; 475/2005/QĐ-NHNN.

[7] Trần Đức Phúc (2018), Quản trị rủi ro tin dụng trong cho vay dài hạn tại

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ Đại học Duy Tân.

[8] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2006), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXB Thống kê. Và (2002) Đánh giá phòng ngừa rủi ro, NXB

Thống kê.

[19] Nguyễn Quang Thu và c.s (1998), Quản trị rủi ro, NXB Giáo dục, TP.Hồ

Chí Minh.

Lắk”

[11] Mai Công Trung (2015), Các biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay

trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đắk Lắk, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng..

[12 Đinh Thị Thanh Vân (2015), ”So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích dự

phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế”, Tạp chí

Ngân hàng,(22), tr. 5.

[13] Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. [14 Nguyễn Thị Mai (2011) ”Giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng tại

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w