Chuyển giao rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 47 - 49)

- Tín dụng tuần hoàn

d. Chuyển giao rủi ro tín dụng

Chuyển giao rủi ro tín dụng là việc tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu RRTD, thông qua việc chuyển giao toàn bộ tài sản và hoạt động có RRTD đến một người hay một nhóm người khác hoặc cả hai. Trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM, chuyển giao RRTD được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Mua bảo hiểm

NHTM thường yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản đảm bảo vốn vay khi xét thấy những tài sản có thể bị tổn thất như hao hụt, mất mát, bị giảm giá trị, hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn. Các tài sản mà NHTM thường yêu cầu là các hàng hóa dễ cháy như xăng dầu, các tài sản chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như công trình xây dựng... Việc mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay là biện pháp nhằm đảm bảo cho nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Trong quá trình giám sát khoản vay, NHTM thấy món vay đã giải ngân có dấu hiệu RRTD và được đánh giá có khả năng xảy ra tổn thất hoặc khoản vay đó làm cho danh mục cho vay của NHTM rủi ro hơn. Để hạn chế RRTD xảy ra, NHTM thực hiện bán nợ. Bán nợ là biện pháp NHTM chuyển giao nợ có nguy cơ tổn thất cho các định chế tài chính khác.

- Bảo lãnh của bên thứ ba

Trong hoạt động cho vay DN, để tạo ra thêm cá nhân, tổ chức gánh chịu trách nhiệm trả nợ vay ngoài doanh nghiệp vay vốn, NHTM yêu cầu doanh nghiệp phải có bảo lãnh của bên thứ ba. Bên thứ ba dùng tài sản của mình để cam kết trả nợ thay cho DN nếu DN không có khả năng trả nợ hoặc bảo lãnh của một NHTM có uy tín về cho khoản thanh toán, ứng trước, thực hiện hợp đồng cho các đối tác của DN để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, khả năng thực hiện các cam kết đã ký kết của các đối tác này.

- Chứng khoán hóa

Chứng khoán hóa tức là quá trình NHTM phát hành các chứng khoán nợ thông qua việc bán các tài sản sinh lời chưa đến hạn. Vậy, thông qua hình thức này, NHTM đã chuyển giao rủi ro tín dụng cho nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.

1.5.2. Tiêu chí đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dàihạn khách hàng doanh nghiệp. hạn khách hàng doanh nghiệp.

Với những nội dung phức tạp như trên, vậy cần có những tiêu chí nào để đánh giá kết quả quản trị RRTD một cách cụ thể và chính xác nhất. Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu các tiêu chí đó và phương pháp sử dụng các tiêu chí trong phân tích.

Theo thông tư số 24/2013/TT/NHNN thì nợ quá hạn được chia làm 5 nhóm:

- Nợ cần chú ý. - Nợ dưới tiêu chuẩn. - Nợ nghi ngờ.

- Nợ có khả năng mất vốn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 47 - 49)