- Tín dụng tuần hoàn
d. Tăng cường kiểm tra giám sát quá trình trước trong và sau khi vay vốn của doanh nghiệp
vốn của doanh nghiệp
Hàng năm NH đều kiểm tra hoạt động tín dụng theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Tất cả các chi nhánh các phòng giao dịch có dư nợ cho vay đều được kiểm tra. Trong công tác kiểm tra, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại được đặc biệt quan tâm do đặc thù của lĩnh vực này có nhiều biến động, đặc biệt là đối với các khoản vay trung dài hạn của doanh nghiệp, đòi hỏi NH sau khi cho vay phải theo sát, nắm vững tình hình sử dụng vốn vay trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Đối tượng thường được quan tâm trong các cuộc kiểm tra không chỉ dừng lại ở bề mặt hồ sơ mà còn kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hành, tình hình thực hiện phương án kinh doanh, thực trạng tài sản đảm bảo… Việc này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tín dụng và thực tế kết quả đã được khẳng định ở chất lượng tín dụng tại chi nhánh luôn ở mức cao trong hệ thống Sau khi kiểm tra, chi nhánh luôn tổ chức kiểm điểm lại những việc làm được và chưa làm được, những việc còn sai sót, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Phòng QHKH sẽ chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, giám sát việc sử dụng vốn vay của KH, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của KH sau khi giải ngân, cũng như biến động về tài sản đảm bảo để đảm bảo khoản vay thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Phòng QHKH giao cho chính cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách
khoản vay đó đảm nhận việc giám sát này mà không phân công cho chuyên viên QHKH khác và không có bộ phận chuyên trách tại chi nhánh thực hiện. Khi kiểm tra, cán bộ QHKH phải lập biên bản kiểm tra và mọi sự bất thường trong quá trình theo dõi giám sát KH, cán bộ QHKH phải phản ánh với Trưởng phòng QHKH để báo cáo Ban Giám đốc và tìm biện pháp xử lý thích hợp.bao gồm:
Từ chối cho vay:
Chi nhánh chủ động từ chối cho vay đối với doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn vay vốn. Cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp tiếp thị mới có đủ điều kiện định hạng tín dụng: doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng.
- Đối với doanh nghiệp tiếp thị mới chưa đủ điều kiện định hạng tín dụng nội bộ hoặc doanh nghiệp vay vốn cũ của Chi nhánh bị xuống hạng thấp hơn BB: Tùy vào mức độ mà Chi nhánh áp dụng các biện pháp ngăn ngừa RRTD và biện pháp giảm thiểu tổn thất khác nhau.
Trong giai đoạn 2016-2018, Chi nhánh áp dụng các tiêu chí sàng lọc khách hàng của BIDV, cụ thể đối với doanh nghiệp đủ điều kiện định hạng như sau:
Về khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn:
Chi nhánh thực hiện đánh giá rủi ro tín dụng thông qua việc định hạng tín dụng cho từng doanh nghiệp và xếp doanh nghiệp vào 10 loại theo mức độ RRTD gồm AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC,C,D. Chi nhánh chấp nhận cho vay đối với các doanh nghiệp có mức định hạng từ BB trở lên, tức là chấp nhận cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D
Về tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn:
nghiệp vay vốn mà giao cho cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay phân tích và quyết định có chấp nhận tình hình tài chính của từng doanh nghiệp cụ thể hay không. Tuy nhiên, BIDV qui định giới hạn hệ số nợ tối đa theo từng ngành. Cụ thể, BIDV cho vay đối với doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả /vốn chủ sở hữu đáp ứng theo từng ngành nghề kinh doanh như sau:
- Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 5 áp dụng với các ngành: Nhiệt điện, Hoá dầu, Phần mềm, Vận tải hàng không, Sản xuất thiết bị viễn thông và điện gia dụng, Kinh doanh bất động sản, Dịch vụ vui chơi giải trí, Kinh doanh khách sạn, Dịch vụ y tế giáo dục công ích.
- Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 6 áp dụng với các ngành: Chăn nuôi chế biến thức ăn, Chế biến thuỷ hải sản, Sản xuất gia công hàng da giầy, dệt may, Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế.
- Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 7 áp dụng đối với các ngành còn lại. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp đã được BIDV đánh giá khi định hạng tín dụng do vậy, qui định chỉ tiêu hệ số nợ theo từng ngành kinh tế là hợp lý nhằm mục đích hạn chế RRTD theo từng ngành.
Doanh nghiệp vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi, hiệu quả.
Về vấn đề đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án của doanh nghiệp vay vốn, BIDV không qui định tiêu chí cụ thể mà giao thẩm quyền cho các cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng đánh giá tính khả thi của từng phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Tùy thuộc vào mức độ rủi ro tín dụng mà cấp quyết định cho vay đối với phương án kinh doanh, dự án đầu tư khác nhau. Mức thấp nhất là phó giám đốc quan hệ khách hàng, mức cao nhất là Hội đồng tín dụng BIDV.
Đánh giá về biện pháp từ chối cho vay của Chi nhánh.
dễ dàng cho cán bộ quan hệ khách hàng chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn khách hàng. Tiêu chí sàng lọc được xây dựng một cách khoa học và giúp cho Chi nhánh né tránh được những rủi ro tín dụng trong thời gian qua. Việc đưa ra tiêu chí hệ số nợ tùy theo từng ngành kinh tế đã cơ bản tính đến rủi ro tín dụng theo ngành kinh tế. Việc Chi nhánh chấp nhận doanh nghiệp vay vốn có ít nguy cơ rủi ro tín dụng (BB) để cho vay đã thể hiện Chi nhánh chấp nhận doanh nghiệp có rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ trung bình để mang lại thu nhập trong hoạt động cho vay.
Tuy nhiên, hiện tại BIDV chưa đưa ra tiêu chuẩn sàng lọc doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa đủ điều kiện định hạng mà chỉ sử dụng các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD.
Giới hạn tín dụng trên một doanh nghiệp vay vốn
Giới hạn tín dụng được Chi nhánh xác định cho cả doanh nghiệp chưa đủ điều kiện định hạng và đủ điều kiện định hạng.
Định kỳ hàng năm, Chi nhánh đều phê duyệt giới hạn tín dụng trên một khách hàng. Doanh nghiệp được duy trì dư nợ trong giới hạn tín dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày phê duyệt giới hạn tín dụng. Căn cứ để xác định giới hạn tín dụng là nhu cầu vốn cần thiết và nhu cầu bảo lãnh trong năm sau khi trừ đi phần vốn chủ sở hữu và vốn khác của doanh nghiệp.
Việc hàng năm tính toán và rà soát giới hạn tín dụng của từng doanh nghiệp đã giúp cho Chi nhánh đánh giá lại mức độ chính xác của giới hạn tín dụng, xác định lại giới hạn tín dụng cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, thời gian xác định giới hạn tín dụng dài dẫn đến giới hạn không sát với nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế triển khai kế hoạch kinh doanh, nhiều doanh nghiệp không đạt kế hoạch kinh doanh đã đề ra đầu năm. Việc xác định giới hạn theo năm đối với các doanh nghiệp này dễ dẫn đến rủi ro. Lợi dụng giới hạn tín dụng còn
dư, doanh nghiệp lập chứng từ giả để rút tiền vay lớn hơn so với nhu cầu phục vụ cho sản xuất. .
Cho vay đồng tài trợ
Chi nhánh kêu gọi cho vay đồng tài trợ đối với dự án cho vay dự án có giá trị lớn, thời gian cho vay dài hạn. Hiện tại, Chi nhánh đã và đang triển khai 2 dự án cho vay đồng tài trợ do Chi nhánh làm đầu mối, các NHTM Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là các thành viên. Đó là dự án Khách sạn Furama, dự án thủy điện Avương với tổng dư nợ là 808,388 triệu đồng, thời hạn cho vay trên 12 năm trong đó chi nhánh nắm
tỷ trọng cho vay 43% trên tổng dư nợ, tức là 347,167 triệu đồng (nguồn báo
cáo tổng kết năm 2017)
Việc lường trước những RRTD trong tương lai là rất khó, nhất là đối với những khoản cho vay dự án có giá trị lớn, thời gian cho vay dài như trên có thể gây tổn thất trong tương lai. Do vậy Chi nhánh chọn hình thức kêu gọi các NHTM trên tham gia đồng tài trợ các dự án lớn và thời gian cho vay dài như trên là hợp lý.
2.2.2. Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay dàihạn khách hàng doanh nghiệp hạn khách hàng doanh nghiệp