- Tín dụng tuần hoàn
b. Nguyên nhân bên trong
3.1.2. Định hướng công tác quản trị RRTD trong cho vay dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV Đà Nẵng.
khách hàng doanh nghiệp của BIDV Đà Nẵng.
Với mục tiêu kinh doanh ổn định - an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, BIDV Đà Nẵng đã đề ra định hướng cho công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung cũng như cho vay dài hạn nói riêng đối với doanh nghiệp với các nội dung:
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng theo phương châm an toàn hiệu quả, tăng trưởng dư nợ nhưng không hạ thấp các điều kiện tín dụng và lãi suất.
với những ngành yếu kém, không đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy định của chi nhánh, tăng cường thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng, đẩy mạnh việc thu lãi, lãi treo, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
- Xây dựng danh mục cho vay có khả năng sinh lời cao, ưu tiên cho vay ở các khu vực kinh tế phát triển, năng động và phù hợp với nguồn vốn của chi nhánh; các khách hàng có năng lực tài chính đủ mạnh, tính thanh khoản cao, sản xuất kinh doanh có lãi, mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án lớn, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.
- Tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn tín dụng, phân quyền phán quyết tín dụng kết hợp với việc xây dựng chính sách tín dụng, chính sách lãi suất hợp lý.
- Nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp thông qua nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra và kiểm soát nội bộ, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế chính sách của pháp luật của ngành đối với cán bộ quan hệ khách hàng, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp mà BIDV giao.
- Cho vay DH sẽ thay đổi theo hướng mở rộng thêm đối với các khách hàng mới, tăng tỷ trọng đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hộ kinh doanh và cá nhân trong tổng dư nợ dài hạn. Ưu tiên đa dạng hóa cho vay đối với nhiều đối tượng, ngành nghề, kĩnh vực để phân tán rủi ro.
- Hạn chế rủi ro trong việc nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Ngày 29 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về việc giao dịch bảo đảm của các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo Nghị định này thì bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ
vốn vay là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Theo đó, TCTD được xem xét, quyết định việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đối với khách hàng vay
Khách hàng có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và giá trị bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 15% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án đó.
+ Đối với tài sản
Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng; xác định được giá trị, số lượng và được phép giao dịch.
Tuy nhiên, mặc dù tài sản hình thành từ vốn vay được phép nhận làm đảm bảo khoản vay, nhưng trong những dự án vay dài hạn thì khối tài sản này thường là thiết bị, nhà xưởng có giá trị rất lớn. Những thiết bị đó đáp ứng được điều kiện là tài sản thuộc sở hữu của bên vay nhưng rất khó đáp ứng được điều kiện đủ là bán dể ràng. Xuất phát từ thực trạng trên, để hạn chế rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, kiến nghị ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp:
Khi nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, ngân hàng nên phân loại khách hàng và vận dụng linh hoạt điều kiện về mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể: Nếu là khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng thì chỉ cần có mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 20%-30% tổng giá trị dự án đầu tư là ngân hàng có thể nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để xem xét cho vay.
Nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng, hoặc khách hàng ít tín nhiệm hơn thì tuỳ từng trường hợp mà tỷ lệ trên cần áp dụng ở mức cao hơn.
Như vậy, không những vừa tạo ra được sự thông thoáng cần thiết, nhưng đồng thời thu hồi nợ đỡ bị thiệt thòi cho bản thân ngân hàng.
Tăng cường quản lý tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt là vật tư hàng hoá tham gia vào dự án thông qua khâu thanh toán vốn. Muốn vậy, khi cho vay ngân hàng nên thoả thuận với khách hàng cho vay theo dự án, giải ngân thanh toán trên cơ sở chứng từ, hoá đơn liên quan đến giá cả vật tư, hàng hoá tham gia vào dự án nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, hoá đơn với thực tế phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nâng khống số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá để tham ô, lợi dụng
-Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đi đối với nâng cao chất lượng tín dụng. Tất cả việc mở rộng tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở kiểm soát được. Đặc biệt là việc cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức mà cần phải theo dõi và giám sát một cách chặt chẽ để kiểm soát và tối thiểu hóa các rủi ro của việc cho vay.
Mở rộng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, phải được xem xét trên cơ sở các tiêu chí và quy trình đã thiết lập, điều này tạo ra hệ thống kiểm tra và cân bằng trong việc ra các quyết định tín dụng đúng đắn. Do vậy, Giám đốc và các đối tác không được tác động hoặc can thiệp, làm sai với quy trình giám sát và cấp tín dụng đã được thiết lập, đây là một trong những mối lo ngại của nhân viên tín dụng tại BIDV Đà Nẵng khi thẩm định các khách hàng có mối quan hệ với Ban lãnh đạo ngân hàng.
- Sử dụng hệ thống chấm điểm, phân loại khách hàng, phân loại khoản vay để quản lý theo dõi và đáng giá chất lượng tín dụng. Mở rộng tín dụng phù hợp với tăng trưởng huy động vốn thực tế phù hợpvới trình độ quản lý và
kiểm soát và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực có ít rủi ro hoặc vào những ngành nghề, địa bàn trọng điểm, mang lại hiệu quả và ngân hàng hiểu rõ về các lĩnh vực đó. Thực tế do áp lực về hoàn thành chỉ tiêu, nhiều chi nhánh BIDV Đà Nẵng đã cho vay một số khách hàng có độ rủi ro cao, để lại các khoản nợ khó thu hồi. Song song với mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, các chiến lược này có thể thay đổi tùy theo sự đánh giá lại rủi ro danh mục tín dụng và sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTRONG CHO VA Y DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH