Né tránh rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 40 - 43)

- Tín dụng tuần hoàn

a. Né tránh rủi ro tín dụng.

Né tránh rủi ro tín dụng là cách tiếp cận hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng. Bằng cách né tránh RRTD, NHTM biết rằng sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn và bất định mà RRTD gây ra. Đây là quyết định thường được đánh giá là tương đối dễ dàng, đơn giản, triệt để và chi phí thấp tuy nhiên có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, hoạt động cho vay của NHTM luôn đối diện với nguy cơ tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra do vậy rất khó né tránh hoàn toàn được rủi ro tín dụng mà thường chỉ né tránh một phần ở một mức độ nào đó.

Thứ hai, rủi ro tồn tại trong mọi hoạt động của NHTM, vì vậy né tránh rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phải đối diện với rủi ro khác trong hoạt động của NHTM.

Để công tác né tránh RRTD được thực hiện có hiệu quả, NHTM thường sử dụng các biện pháp sau:

- Từ chối cho vay.

kiện vay vốn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay. Đây là biện pháp né tránh hoàn toàn RRTD đảm bảo cho NHTM không đối diện với rủi ro tín dụng có nguy cơ tổn thất cao.

Để công tác từ chối cho vay có hiệu quả, đảm bảo không bỏ mất những DN tốt, đồng thời né tránh những DN yếu kém, dễ dẫn đến tổn thất vốn vay, NHTM đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể nhằm thống nhất công tác sàng lọc DN vay vốn.

Nội dung tiêu chuẩn sàng lọc doanh nghiệp vay vốn gồm:

Qui định về tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng: Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro mà mỗi NHTM đưa ra tiêu chuẩn về sàng lọc khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, NHTM thường chấp nhận cho vay nếu DN được đánh giá :

+ DN có khả năng trả nợ;

+ DN kinh doanh có lãi và có tình hình tài chính ổn định;

+ DN có phương án kinh doanh, dự án đầu tư khả thi, hiệu quả;

Ngoài ra, NHTM còn có thể đưa ra các tiêu chuẩn bổ sung theo mức độ rủi ro của từng ngành kinh tế.

Đối với DN không đạt tiêu chuẩn trên NHTM phải sử dụng các biện pháp né tránh RRTD.

- Yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp nhằm biến đổi rủi ro tín dụng về mức chấp nhận để cho vay.

Đối với những khoản cho vay có rủi ro tín dụng nhưng có khả năng biến đổi và đưa rủi ro tín dụng về mức chấp nhận được để cho vay. NHTM tư vấn cho DN có biện pháp bổ sung như thuê chuyên gia quản lý, thuê kiểm toán báo cáo tài chính, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ…. nhằm đưa rủi ro tín dụng về mức chấp nhận để cho vay và đây là biện pháp thường thực hiện trước khi quyết định cho vay.

Mục đích của xác định giới hạn tín dụng:

+ Xác định giới hạn tín dụng là xác định nhu cầu vốn cần thiết trong kỳ của DN vay vốn, giúp cho DNcó kế hoạch quản lý và sử dụng vốn hiệu quả trong giới hạn vốn tín dụng được cung cấp.

+ Xác định giới hạn tín dụng là xác định giới hạn cao nhất mà NHTM chấp nhận RRTD trên cơ sở kết quả thẩm định, xếp hạng tín dụng nội bộ cho một DN vay vốn.

Như vậy, giới hạn tín dụng cho một DN một mặt giúp DN sử dụng hiệu quả vốn vay ngân hàng, mặt khác giúp cho NHTM giới hạn khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, NHTM còn qui định tỷ lệ dư nợ tối đa cho một doanh nghiệp nhằm phân tán RRTD trong cho vay DN.

- Giới hạn tỷ lệ dư nợ những lĩnh vực, ngành có rủi ro tín dụng cao trên tổng dư nợ.

Xác định giới hạn tín dụng đối với những lĩnh vực cho vay nhạy cảm như bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán là cần thiết để giới hạn RRTD xảy ra đối với lĩnh vực có mức độ RRTD cao. NHTM thường thực hiện giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay đối với lĩnh vực có mức độ RRTD cao trên tổng dư nợ nhằm không tập trung dư nợ vay vào các lĩnh vực có RRTD cao. Đồng thời khuyến khích cho vay các lĩnh vực có mức độ RRTD thấp như cho vay lĩnh vực thương mại, sản xuất công nghiệp, cho vay xuất khẩu.... Đây là biện pháp né tránh một phần RRTD nhằm giới hạn RRTD trong mức cho phép.

- Cho vay đồng tài trợ.

Cho vay đồng tài trợ là hình thức các NHTM cùng cho vay một dự án, cùng chia sẻ RRTD trong cho vay DN. Cho vay đồng tài trợ là hình thức chia nhỏ RRTD nhằm né tránh RRTD có nguy cơ tổn thất cao, chấp nhận RRTD trong giới hạn. Cho vay đồng tài trợ giúp cho NHTM giới hạn mức RRTD và tổn thất trong khả năng tài chính của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 40 - 43)