- Tín dụng tuần hoàn
a. Công tác tổ chức bộ máy tín dụng
GIÁM ĐỐC Phó giám đốc phụ
Phó giám đốc phụ trách tính dụng Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý Rủi ro
các biện pháp xử lý, đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh để trình lên Trụ sở chính theo quy định.
- Các Phòng Quan hệkhách hàng:
Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
+ Tiếp thị, phát triển nền khách hàng, đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro (nếu thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh) hoặc trình Hội sở chính BIDV (nếu vượt thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh);
+ Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của Chi nhánh/BIDV;
+ Tiếp nhận, kiểm tra, đề xuất hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh và các nghiệp vụ tín dụng khác, để chuyển Phòng quản trị tín dụng xử lý. Thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản đảm bảo nợ vay;
+ Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng cho Phòng quản trị tín dụng quản lý.
- Phòng Quản lý rủi ro:
Phòng Quản lý rủi ro thực hiện trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:
+ Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, các dự án từ các phòng liên quan (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng giao dịch...)
+ Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh.
quan theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay. - Phòng Quản trịtín dụng:
Phòng Quản trị tín dụng trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:
+ Tiếp nhận, kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh/hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan. Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến khoản vay từ phân hệ tín dụng vào phân hệ tài trợ thương mại vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định;
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định;
+ Lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh và chuyển các chứng từ theo quy định cho Phòng Dịch vụ khách hàng/Phòng (tổ) Thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán theo yêu cầu chỉ dẫn của khách hàng trong hồ sơ giải ngân;
+ Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn và chuyển giao cho Phòng Quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay.
- Phòng dịch vụkhách hàng:
Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã được phê duyệt; Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng QHKH/ quản trị tín dụng.
- Các Phòng Giao dịch:
Các Phòng Giao dịch được thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc và phân công của
Giám đốc Chi nhánh tại từng thời kỳ phù hợp với quy mô và khả năng của Phòng giao dịch.
Nhìn chung, BIDV chi nhánh Đà Nẵng tổ chức các phòng tín dụng dựa trên phân loại khách hành theo quy mô, phòng quan hệ khách hành doanh nghiệp chuyên phục vụ khách hành là các doanh nghiệp Phòng quan hệ khách hàng làm tất cả các việc liên quan đến tín dụng như tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ tín dụng, thẩm định, trình Giám đốc/Phó giám đốc. Giám đốc/Phó Giám đốc xem xét lại toàn bộ hồ sơ, tờ trình thẩm định của cán bộ QHKH và Trưởng phòng QHKH để quyết định cho vay hay không cho vay; ký hợp đồng tín dụng; quyết định các biện pháp xử lý rủi ro đối với với khách hàng vay. Ưu điểm của biện pháp này là hồ sơ vay được thực hiện chủ yếu ở phòng QHKH mà không thông qua nhiều bộ phận, nên giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay của KH. Nhược điểm là chi nhánh chưa có sự tách bạch giữa chức năng bán hàng, chức năng thẩm định và chức năng quản lý RRTD trong hoạt động tín dụng nên gây quá tải công việc cho bộ phận QHKH. Trong khi đó, lực lượng cán bộ làm công tác tín dụng còn khá mỏng so với quy mô hoạt động của chi nhánh. Số lượng cán bộ QHKH quá ít lại quản lý một lượng lớn khách hàng DN sẽ dễ dẫn đến tình trạng không nắm kịp thời tình hình của khách hàng.
b. Triển khai công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp
Hiện nay, chi nhánh đang sử dụng chương trình chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV hội sở chính và bên cạnh đó còn tham khảo với cách xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi phân tích, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin tài chính và phi tài chính để chấm điểm phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay của BIDV phân chia khách hàng DN có quan hệ tín dụng ra làm 10 hạng dựa trên các tiêu chí tài chính và phi tài chính.
Điểm Xếp
hạng Ý nghĩa
>90<=100 AAA
Là KH đặc biệt tốt, tình hình tài chính lành mạnh, tiềm lực tốt, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển cao, đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ. Rủi ro thấp nhất.
>80<=90 AA
Là KH rất tốt, tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, ổn định, triển vọng phát triển lâu dài, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Rủi ro thấp.
>73<=80 A
Là KH tốt, tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, triển vọng phát triển tốt, khả năng trả nợ đảm bảo, rủi ro thấp
>68<=73 BBB
Là KH tương đối tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn, tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. Rủi ro trung bình
>64<=68 BB
Là KH bình thường, tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn, hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất do những biến động lớn, khả năng trả nợ có thể bị giảm. Rủi ro trung bình.
>60<=64 B Là KH cần chú ý, khả năng tự chủ tài chính thấp,
dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, dễ bị tác động lớn từ
Điểm Xếp
hạng Ý nghĩa
những biến động nhỏ trong kinh doanh. Rủi ro cao.
>56<=60 CCC
Là KH yếu, hiệu quả kinh doanh thấp, không ổn định, năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong gần đây và đang phải khó khăn để duy trì khả năng sinh lời. Rủi ro cao.
>53<=56 CC
Là KH yếu kém, hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, khả năng trả nợ kém. Rủi ro rất cao.
>45<=53 C
Là KH rất yếu, hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ và rất ít khả năng phục hồi. Rủi ro rất cao.
20<=45 D
Là KH đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không còn khả năng phục hồi, mất khả năng trả nợ. Rủi ro đặc biệt
Hệ thống chấm điểm tín dụng đưa ra các chỉ tiêu rõ ràng và thống nhất, đồng thời điểm của mỗi chỉ tiêu được xác định thông qua các trọng số nên tạo điều kiện dễ dàng cho cán bộ quan hệ khách hàng đưa ra các đánh giá tổng hợp về mức độ rủi ro của từng khách hàng, phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm hổ trợ cho việc ra quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực quản lý của Chi nhánh trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp và dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Hạng của khách hàng cũng được xem là căn cứ để ngân hàng áp dụng các chính sách ưu đãi khác nhau. Khách hàng có kết quả xếp loại A sẽ được ưu đãi về lãi suất, phí
và được phục vụ như khách hàng VIP.
Tuy nhiên, mặc dù đã tiến hành áp dụng phương pháp định lượng đối với việc phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp, song công tác đo lường rủi ro vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm, thể hiện ở kết quả xếp hạng chưa kiểm định đúng thực trạng của KH do cơ sở tính toán dựa trên các báo cáo tài chính đôi khi đã bị DN chỉnh sửa, kết quả chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp nhìn chung vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ quan hệ khách hàng, từ đó cho thấy việc hạn chế rủi ro tín dụng ở khâu chấm điểm xếp loại khách hàng doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong công tác kiểm soát rủi ro.
Chính sách quản lý tín dụng giúp cho hoạt động cho vay của NH diễn ra an toàn, hiệu quả và quản lý được rủi ro cho vay. Trong đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng rộng rãi và bắt buộc trong hệ thống BIDV, là cơ sở để chi nhánh ra quyết định cho vay hay không, mở rộng hay ngừng cho vay, bổ sung các khách hàng tốt hay cảnh báo sớm để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp. Với vai trò quản lý RRTD, xếp hạng tín dụng nội bộ giúp thu thập, quản lý, khai thác, phân tích,thông tin. Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với các NHTM nói chung và BIDV nói riêng chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về DN vay, về các đặc điểm rủi ro của các loại sản phẩm, ngành kinh tế và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. Xếp hạng tín dụng nội bộ vốn đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị, điều này sẽ tạo ra động lực để NH đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tin cần thiết. Việc xếp hạng đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện, vì vậy, triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, sẽ giúp NH dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng
hiệu quả hơn.
Nhìn chung, công tác xếp hạn tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp đã hổ trợ khá đắc lực cho hoạt động cho vay trung dài hạn tại Chi nhánh. Kết quả xếp hạn tín dụng nội bộ được sử dụng để phân loại khách hàng, hổ trợ cho việc lấy các quyết định tín dụng, hổ trợ công tác giám sát; công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng. Tuy nhiên, công tác xếp hạn tín dụng nội bộ vẫn còn một số hạn chế đặc biệt là về khâu thu thập thông tin đầu vào và khâu sử dụng kết quả xếp hạng.